CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1631 Quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị ở Việt Nam / // Xây dựng .- 2014 .- Số 69/2014 .- Tr. 14-17 .- 624

Tổng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn: hoàn thiện về cơ chế, chính sách; hoàn thiện công tác quy hoạch; phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn; thúc đẩy xã hội hóa thu gom, vận chuyến xử lý chất thải rắn; giải pháp về đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức.

1633 Chính sách và luật pháp trong quản lý chất thải rắn ở Liên minh Châu Âu (EU) trong những năm gần đây / TS. Nguyễn Thị Ngọc // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 9 (168)/2014 .- Tr. 31-40 .- 363

Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và vai trò của chính sách, luật pháp trong việc quản lý chất thải rắn ở EU trong giai đoạn hiện nay.

1634 Vai trò của Chính phủ trong ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam / Lê Quang Cảnh // Sô 10 (437) tháng 10 .- 2014 .- Tr. 14-20 .- Tr. 14-20 .- 363

Bài viết phân tích vai trò của Chính phủ trong ứng phó biến đổi khí hậu, từ đó đè xuất những gợi ý về hành động của Chính phủ đối với công tác ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

1635 Những xu hướng công nghệ mới trong xử lý nước rác trên thế giới và Việt Nam, định hướng tiếp cận phù hợp với điều kiện Việt Nam / Trần Hiếu Nhuệ, Lương Ngọc Khánh // Xây dựng .- 2014 .- Số 09/2014 .- Tr. 75-78 .- 363.7

Nêu những nét cơ bản về sự hình thành nước rác, những nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng, mức độ ô nhiễm nước rác tại các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị, công nghệ xử lý nước rác và kinh nghiệm, xu hướng phát triển công nghệ xử.

1636 Chính sách công nghệ xanh quốc gia của Malaysia: Nội dung và những sáng kiến / TS. Lê Thị Hương Giang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 8 (173)/2014 .- Tr. 33-39 .- 327

Đề cập đến Chính sách Công nghệ xanh quốc gia như động lực chủ yếu nhằm thực hiện Chiến lược Xanh quốc gia của Malaysia.

1637 Cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn khu ven đô đô thị trung tâm Hà Nội đến năm 2030 / ThS. Lê Cường // Xây dựng .- 2014 .- Số 5/2013 .- Tr. 64-66. .- 363.7

Thực tiễn cho thấy, trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, sự tham gia của khối tư nhân còn hạn chế. Tại các địa phương, nhận thức của người dân về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường chưa cao, sự tham gia cộng đồng chưa được sâu rộng. Bài báo này trình bày một số cơ chế chính sách nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn khu ven đô thị trung tâm Hà Nội đến năm 2030.

1638 Thiết kế và chế tạo hệ thống xử lý nước thải y tế công suất 05 M3/ngày bằng công nghệ Plasma / Trần Ngọc Đảm, Nguyễn Đức Long // Khoa học Giáo dục Kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM .- 2013 .- Số 25/2013 .- Tr. 78-83. .- 363.7

Hiện nay, nước thải y tế là mối nguy hại lớn cho xã hội. Tuy nhiên, việc xử lý nước thải y tế có một số nhược điểm là hệ thống phức tạp, chiếm nhiều diện tích, hiệu suất thấp do dùng phương pháp vi sinh kết hợp hóa lý, hóa sinh, hay oxy hóa bậc cao. Trong bài báo này, hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ plasma ở nhiệt độ thấp, áp suất khí quyển được thiết kế và chế tạo nhằm xử lý nước thải y tế bằng công nghệ plasma ở nhiệt độ thấp, áp suất khí quyển được thiết kế và chế tạo nhằm giải quyết những nhược điểm trên.

1639 Quản lí nhà nước về môi trường ở Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp / Phạm Mạnh Hòa, Ngô Minh Trung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 1 (4)/2014 .- Tr. 57-60. .- 363.7

Đánh giá một cách tổng quan công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lí nhà nước về vấn đề bảo vệ môi trường trong bối cảnh mới.

1640 Vấn đề phát triển kinh tế và môi trường ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế / Nguyễn Tất Thắng // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 1 (4)/2014 .- Tr. 50-55. .- 363.7

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ môi trường, về phát triển kinh tế và đánh giá thực trạng môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở Hà Nội trong thời gian qua, bài viết đưa ra các giải pháp để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.