CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
1641 Cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu / Lại Văn Mạnh // Nghiên cứu Địa lý nhân văn .- 2014 .- Số 1 (4)/2014 .- Tr. 11-18. .- 363.7

Mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu, được nghiên cứu và đề xuất trong bài báo này sẽ dựa trên các lý thuyết về thích ứng với biến đổi khí hậu; lý thuyết và thực tiễn về mô hình làng sinh thái ở Việt Nam, và một số kinh nghiệm quốc tế về các mô hình thích ứng khác có liên quan như: mô hình thích ứng dựa vào cộng đồng và mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái. Các giải pháp được đề xuất bởi mô hình này sẽ dựa trên ba quan điểm chính: góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng của biến đổi khí hậu; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; linh hoạt và phù hợp với các điều kiện của Việt Nam.

1642 Xây dựng định hướng phát triển nền Kinh tế xanh – Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu / GS. TS. Lê Văn Khoa // Môi trường .- 2014 .- Số 2/2014 .- Tr. 29-31. .- 363

Trình bày và phân tích những tác động của biến đổi khí hậu, vai trò của nền kinh tế xanh và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

1643 Đề xuất một số biện pháp giảm phát thải nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam / Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Trung Thắng // Môi trường .- 2014 .- Số 3/2014 .- Tr. 12-13. .- 363

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, việc thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính có ý nghĩa quan trọng. Bài viết nhằm rà soát thực trạng và đề xuất một số biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải ở nước ta.

1644 Giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ti tan ở Bình Thuận / Dư Văn Toán // Môi trường .- 2014 .- Số 3/2014 .- Tr. 28-29. .- 363

Trình bày những bất cập trong công tác quản lý và khai thác titan ở Bình Thuận. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong khai thác titan.

1645 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về kiểm soát ổ nhiễm khí thải / ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, CN. Lưu Thị Hương, TS. Nguyễn Hải Yến // Môi trường .- 2014 .- Số 3/2014 .- Tr. 42-43. .- 363

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí phù hợp với điều kiện của từng khu vực, quốc gia thông qua những văn bản luật và chính sách rõ ràng, cụ thể, điển hình tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Hàn Quốc…Bài viết trình bày kinh nghiệm của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1646 Các giải pháp chính sách của Đài Loan đối với các vấn đề về môi trường / Trần Thị Duyên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 2 (156)/2014 .- Tr. 49-56. .- 363

Đề cập những chính sách của chính quyền Đài Loan trong việc hạn chế những tác động xấu của các vấn đề môi trường hiện nay như: Chính sách bảo vệ môi trường không khí và tầng ozone, bảo vệ chất lượng nước, bảo vệ môi trường đất, chính sách kiểm soát tiếng ồn, giảm thiểu và tái chế rác thải, gia tăng hoạt động giáo dục môi trường nhằm cải thiện môi trường sống cho người dân.

1647 Biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển: Tác động và giải pháp ứng phó / PGS. TS. Vũ Văn Hà // Tài nguyên và môi trường .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 12/2013 .- Tr. 13-16. .- 363

Trình bày sự tác động của biến đổi khí hậu tới các nước đang phát triển. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

1648 Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về biến đổi khí hậu / PGS. TS. Trần Hồng Thái, ThS. Lưu Đức Dũng, TS. Nguyễn Đắc Đồng // Tài nguyên và môi trường .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 12/2013 .- Tr. 17-19. .- 363

Trình bày thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực biến đổi khí hậu từ cấp TW, cấp địa phương. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực, chính sách đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1650 Đánh giá công nghệ xử lý chất thải điện tử tại Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý / TS. Nguyễn Thị Hồng Liễu, ThS. Nguyễn Thành Yên, ThS. Nguyễn Tiến Đoàn, CN. Nguyễn Như Trung // Tài nguyên và môi trường .- 2013 .- Số kỳ 1 tháng 11/2013 .- Tr. 97-101. .- 363

Với trào lưu tiêu dùng ồ ạt các sản phẩm điện tử như hiện nay thì khối lượng chất thải điện tử thải ra ngày một lớn. Ở Việt Nam đã có một số công nghệ xử lý và tái chế chất thải rắn ngành điện tử. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ phù hợp để áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, kết quả nghiên cứu, xây dựng danh mục các công nghệ xử lý và tái chế chất thải điện tử là rất cần thiết để phục vụ công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp để phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiềm môi trường.