CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên
1121 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải – Những bất cập và nội dung cần sửa đổi, bổ sung / NCS. Tạ Văn Vĩnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 36 – 38 .- 363
Trình bày về những bất cập trong chính sách thu hiện, những nét mới của dự thảo Nghị định, một số góp ý từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, mức phí cố định, mức phí biến đổi và mức phí đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản.
1122 Kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam / Phạm Thị Gấm // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 14 (316) .- Tr. 14 – 16 .- 363
Trình bày về hạn chế, bất cập trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; Một số đề xuất để kiểm soát hiệu quả; Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; Thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và Công tác quan trắc, giám sát xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường biển.
1123 Nghiên cứu ứng dụng mô hình WEAP tính toán cân bằng nước sông Cần Thơ đến năm 2020 và 2050 / // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 14 (316) .- Tr. 28– 30 .- 363
Nước được xem là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thay đổi lưu lượng nước do việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sống Mê Công. Do đo, việc tính toán cân bằng nước nhằm mục đích bảo đảm đáp ứng nhu cầu dùng nước trên địa bàn là việc làm rất cần thiết. Để thực hiện việc tính toán vân bằng nước trong tương lai nhằm đưa ra dự báo giúp các nhà quy hoạch có thêm công cụ cần thiết, mô hình Hệ thống đánh giá và quản lý nguồn nước - The Water Evaluation and Planning System (WEAP) đã được sử dụng tính toán trữ lượng nước sông Cần Thơ và nhu cầu sử dụng nước ở các năm 2020 và 2050. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đến năm 2020 và 2050, mặc dù nhu cầu dùng nước trên địa bàn TP. Cần Thơ tăng và trữ lượng có thay đổi, tuy nhiên trữ lượng nước sông Cần Thơ vẫn bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước trên địa bàn.
1124 Những thách thức trong phát triển năng lượng tái tạo / ThS. Nguyễn Minh Huệ // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 14 (316) .- Tr. 40 – 41 .- 363
Nâng cao việc ứng dụng công nghệ vào phát triển năng lượng tái tạo. Giữa sự phát triển vũ bảo của Cách mạng công nghiệp 4.0, không có lý gì lại để ngành năng lượng tái tạo Việt Nam đứng ngoài, “chúng ta phải làm chủ được công nghệ”, sử dụng năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới là xu hướng không thể đảo ngược. Nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ nước ta phải đi trước một bước để chúng ta sớm làm chủ được công nghệ cơ khí chế tạo lẫn công nghệ thiết kế, vận hành để có nền năng lượng phát triển bền vững.
1125 Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới / Hồng Tươi // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 14 (316) .- Tr. 55 – 56 .- 363
Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng. Rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như tài chính cho Chính phủ các nước. Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng.
1126 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng đồng bằng Sông Mê Nam (Thái Lan) - hàm ý cho vùng đồng bằng Sông Hồng (Việt Nam) / Nguyễn Trọng Xuân, Lê Xuân Diệu // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 46 – 52 .- 658
Khai thác những điểm nhấn thành công của nước bạn, từ đó vận dụng vào vùng Đồng bằng Sông Hồng của nước ta.
1127 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam / Huỳnh Phúc Nguyên Thịnh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 53 – 62 .- 363
Giới thiệu kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc từ đầu thập niên 2000 tới nay, từ đó cung cấp cho Việt Nam những bài học hữu ích.
1128 Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường / Đức Sinh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 8 – 10 .- 363
Trong Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuôi năm 2019 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng đã phân tích, chỉ ra những hạn chế, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
1129 Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt / Trần Thị Ngọc Linh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 21 – 23 .- 363
Trình bày tình trạng phát sinh gia tăng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH); Một số tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về CTRSH và Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả.
1130 Đà Nẵng: Nhìn lại 10 năm triển khai thực hiện Đề án Thành phố môi trường / Xuân Ngọ // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 32 – 33 .- 363
Trình bày một số kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế và xây dựng thành phố môi trường giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.