CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kiến trúc

  • Duyệt theo:
721 Phát triển phía Bắc sông Hồng Hà Nội – Quy hoạch & định hướng / TS. KTS. Nguyễn Trúc Anh // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 214 .- Tr. 19-21 .- 720

Trình bày định hướng quy hoạch khu vực, định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô, các đồ án quy hoạch hiện tại. Tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển. Thúc đẩy phát triển theo định hướng quy hoạch.

722 Ứng dụng mô hình TOD trong phát triển đô thị khu vực Bắc sông Hồng / ThS. KTS. Nguyễn Khắc Hưng // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 214 .- Tr. 38-42 .- 720.028

Mô hình phát triển theo định hướng giao thông (TOD) từ lâu đã được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng để phát triển, bởi các lợi thế về gắn kết giữa kết nối giao thông công cộng khối lượng lớn với quy hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả. Với kinh nghiệm thực hiện của thế giới cùng các lợi thế và tiềm năng, việc triển khai áp dụng mô hình TOD trong phát triển đô thị khu vực Bắc Sông Hồng sẽ mang lại một số lợi thế lớn, nhưng cũng cần định hướng và cách làm cụ thể.

723 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nước ta đã đột phá ứng dụng phương pháp “quy hoạch tích hợp” / Nguyễn Đăng Sơn // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 85+86 .- Tr. 18-21 .- 720

Phân tích sự tiến hóa trong phương pháp quy hoạch. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đột phá ứng dụng phương pháp “quy hoạch tích hợp”. Bản chất định hướng của quy hoạch tích hợp trong quy hoạch nông thôn mới, cách làm cụ thể cần làm so với các đồ án quy hoạch nông thôn mới hiện nay...

724 Xây dựng đường bao thôn, cơ sở để xây dựng và kết nối hạ tầng nông thôn bền vững / PGS. TS. Phạm Hùng Cường // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 85+86 .- Tr. 22-25 .- 720

Chia sẻ một số kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy từ các cấu trúc làng xã truyền thống của vùng Bắc Bộ, việc xây dựng đường bao thôn là một hướng xây dựng hoàn thiện cấu trúc hạ tầng làng xã khả thi và có thể tạo lập được một khung hạ tầng bền vững cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai.

725 Quy hoạch nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh / ThS. KTS. Đoàn Ngọc Hiệp // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 86+86 .- Tr. 30-33 .- 720

Tổng quan về tình hình quy hoạch nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Một số kiến nghị.

726 Một số suy nghĩ về mô hình nhà ở nông thôn mới sinh thái bền vững từ kết quả khảo sát vùng lấn biển Hà Nam / PGS. TS. KTS. Hoàng Mạnh Nguyên // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 85+86 .- Tr. 34-39 .- 720

Đặc điểm và thực trạng quy hoạch kiến trúc nhà ở nông thôn truyền thống Hà Nam. Thực trạng xu hướng xây dựng nhà ở hiện nay và thách thức của biến đổi khí hậu tại Hà Nam. Một số yếu tố sinh thái bền vững trong nhà ở Hà Nam, một số suy nghĩ về mô hình nhà ở nông thôn mới theo định hướng sinh thái bền vững. Kiến nghị.

727 Quy hoạch xây dựng & phát triển nông thôn Việt Nam – Những bài học từ kinh nghiệm quốc tế / ThS. Vũ Tuấn Vinh // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 85+86 .- Tr. 47-51 .- 720

Phân tích mối liên kết giữa thành thị và nông thôn – Sự chuyển hóa nông thôn theo xu hướng phát triển đô thị; Nông thôn không chỉ là nông nghiệp – Vấn đề đa dạng hóa ngành nghề và chuyển đổi ngành nghề khu vực nông thôn; Nâng cao điều kiện sống khu vực nông thôn – Điều kiện cần để thu hút nguồn lực cho phát triển nông thôn; Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và dịch vụ - Nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp góp phần đẩy mạnh phát triển khi vực nông thôn.

728 Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản & bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam / ThS. KTS. Vũ Hồng Sơn // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 85+86 .- Tr. 52-55 .- 720

Giới thiệu thực trạng xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản, tổng kết kinh nghiệm của Nhật Bản trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Một số gợi ý cho Việt Nam.

730 Tổ chức không gian tại các điểm dân cư nông thôn trong hành lang xanh Hà Nội / NCS. KTS. Đào Phương Anh // Quy hoạch xây dựng .- 2017 .- Số 87 .- Tr. 68-73 .- 720

Trên cơ sở khảo sát đánh giá hiện trạng, bài báo nghiên cứu cách phân loại các điểm dân cư nông thôn trong hành lang xanh qua đó đề xuất phương hướng phát triển cho từng loại điểm dân cư nông thôn đó.