CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kiến trúc
731 Quản lý phát triển công trình cao tầng nội đô – Những giải pháp kiện toàn thể chế / Kim Long // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 208 .- Tr. 40-43 .- 720
Xu hướng phát triển ồ ạt nhà cao tầng, đặc biệt tại các khu vực nội đô lịch sử của các đô thị lớn trong thời gian qua đang bộc lộ các tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đô thị. Kiến trúc cảnh quan bị phá vỡ, sự quá tải về hạ tầng gây nên các hiện tượng kẹt xe, ngập úng, thiếu nước, thiếu điện...gây ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội. Lâu dài, những bất cập này sẽ kéo theo các hệ lụy trầm trọng mà để khắc phục sẽ phải tiêu tốn nguồn lực lớn cả về tài chính và thời gian. Để giải quyết các vấn đề trên, cần có một cơ chế quản lý khoa học và đồng bộ với hệ thống các giải pháp ngắn hạn và dài hạn.
732 Đổi mới quy trình thiết kế từ Autocad sang phát huy thế mạnh BIM / Trần Quang Huy // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 210 .- Tr. 29-32 .- 720
Đối mặt với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có rất nhiều thách thức cho các ngành nghề khác nhau và ngành Xây dựng cũng không ngoại lệ. Quy trình thiết kế trên nền tảng Autocad đã sử dụng với khả năng 2D-3D được áp dụng trong gần 20 năm vừa qua tại Việt Nam có dấu hiệu không còn đáp ứng phù hợp với các yêu cầu đổi mới công tác xây dựng trong thực tiễn hiện nay. Các rào cản từ cách sử dụng Autocad “truyền thống” chính là một phần rào cản và đẩy mạnh triển khai BIM là hướng giải pháp hữu hiệu góp phần đổi mới, phát triển ngành xây dựng.
733 Hình thái chung cao tầng tại Việt Nam và một số giải pháp tổ hợp / TS. KTS. Vũ Hồng Cương // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 210 .- Tr. 69-71 .- 720
Tổng quan về các loại hình chung cư cao tầng tại Việt Nam hiện nay. Các giải pháp tổ hợp chung cư cao tầng với các căn hộ linh hoạt.
734 Kinh nghiệm quốc tế xây dựng chiến lược ứng dụng BIM ngành xây dựng / KTS. Trần Độ // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 210 .- Tr. 37-39 .- 720
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các chính phủ đã nhận thức được sự cần thiết của việc ứng dụng BIM trong quản lý xây dựng nên đã nhanh chóng thành lập các tổ chức phát triển BIM quốc gia nhằm nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn và lộ trình để đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng BIM ở quốc gia mình. Điều này đã giúp mang lại các hiệu quả đáng kể trong việc kết nối giữa các công đoạn thiết kế - thi công – giám sát – quản lý – vận hành công trình, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng công trình tạo nên những đổi mới căn bản ngành xây dựng.
735 Đô thị và biến đổi khí hậu – Những dịch chuyển trong tương lai gần / PGS. TS. Nguyễn Hồng Thục // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 21-24 .- 720
Trình bày vắn tắt về đô thị thích nghi và giảm thiểu tác động với biến đổi khí hậu như một phương thức có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
736 Chiến lược phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long và đòn bẩy của quy hoạch tích hợp? / Nguyễn Đăng Sơn // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 25-29 .- 720
ĐBSCL là khu vực quan trọng, đóng góp giá trị lớn cho phát triển kinh tế cả nước nhưng lại đang đứng trước các thách thức về phát triển bền vững của biến đổi khí hậu. Hội nghị Chuyển đổi mô hình phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với tầm nhìn tới năm 2010 diễn ra ngày 26-27/9/2017 tại Cần Thơ đã chỉ ra các thách thức rất lớn trong công tác quản lý và phát triển đô thị ứng phó với BĐKH, trong đó quy hoạch phát triển đô thị là một nội dung quan trọng cần có những đổi mới tiên phong, đi trước, làm cơ sở và tiền đề cho các bước thực hiện tiếp theo.
737 Tăng cường tính thích ứng của đô thị với BĐKH – Từ kiến trúc & quy hoạch / ThS. KTS. Nguyễn Khắc Hưng // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 42-45 .- 720
Xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt ở những khu vực chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam). Được xem là một khái niệm, để tạo dựng tính thích ứng với BĐKH cho các đô thị, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đặc thù trên cơ sở kết nối các giải pháp kiến trúc và quy hoạch là cơ sở để các đô thị phát triển bền vững và có khả năng chống chịu hiệu quả cũng như giảm thiểu các thiệt hại - ảnh hưởng của BĐKH gây nên.
738 Tạo dựng kiến trúc đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu / ThS. KTS Trần Hồng Thủy // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 212 .- Tr. 37-41 .- 720
Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra trên diện rộng khắp cả nước, đô thị cần được tạo dựng tính thích ứng để có thể phát triển bền vững. Bên cạnh công tác quy hoạch, một trong các yếu tố cần được tính đến là tính thích ứng với BĐKH của công trình kiến trúc. Các công trình kiến trúc tại các đô thị, đặc biệt là các công trình cao tầng cần được thiết kế có tính thích ứng cao với các tác động của BĐKH tại các đô thị bao gồm: ngập úng, hiện tượng đảo nhiệt đô thị, gió – bão trong đô thị và bức xạ nhiệt. Cần có các nghiên cứu đánh giá cụ thể về tác động cũng như đề xuất các giải pháp thiết kế được cụ thể hóa thể hiện sự lồng ghép trong các hệ thống quy chuẩn – tiêu chuẩn thiết kế công trình đô thị ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
739 Mô hình quản lý quy hoạch & phát triển đô thị vệ tinh trong thực tiễn Việt Nam / TS. KTS. Nguyễn Trung Dũng // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 213 .- Tr. 40-43 .- 720
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 với 05 đô thị vệ tinh. Tới nay, chưa một đô thị vệ tinh nào hiện diện, trong khi đó cấu trúc đô thị đã có nhiều thay đổi. Vấn đề đặt ra lúc này là quản lý quy hoạch chung và phát triển đô thị vệ tinh cho Hà Nội ra sao? Việt Nam cần đúc rút kinh nghiệm gì từ mô hình quản lý quy hoạch và phát triển đô thị vệ tinh trên thế giới để phù hợp và làm cơ sở phát triển bền vững cho Thủ đô Hà Nội?
740 Xây dựng hạ tầng khung đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị vệ tinh Hà Nội / PGS. TS Vũ Thị Vinh // Kiến trúc Việt Nam .- 2017 .- Số 213 .- Tr. 36-39 .- 720
Năm 2011 Hà Nội hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong bản quy hoạch này, Hà Nội có 05 đô thị vệ tinh. Đến nay, đã 05 năm triển khải đồ án, sự thay đổi trên thực tế vẫn chưa được thấy rõ, đặc biệt là sự kết nối giữa đô tị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Nhưng kinh nghiệm thế giới trong xây dựng các đô thị vệ tinh và cơ cấu hạ tầng khung để kết nối với các thành phố trung tâm cũng là những bài học để chúng ta xem xét tham khảo đối với Hà Nội.