CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
201 Phát triển nông nghiệp bền vững: Lý luận và thực tiễn / TS. Vũ Trọng Bình // Kinh tế phát triển .- 2013 .- Số 196 tháng 10/2013 .- Tr. 37-45. .- 330
Giới thiệu khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững và các tiếp cận chiến lược trong phát triển nông nghiệp bền vững. Trình bày tóm tắt một số chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia cũng như thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt
202 Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững trên thế giới và ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp / PGS. TS. Vũ Thị Minh // Phát triển kinh tế .- 2013 .- Số 196 tháng 10/2013 .- Tr. 46-54 .- 330
Như thế nào là một nền nông nghiệp sạch? Tình hình phát triển nông nghiệp sạch trên thế giới ra sao? Những thách thức mà Việt
203 An sinh xã hội và phát triển bền vững / Ngô Văn Lệ // Đại học Thủ Dầu Một .- 2013 .- Số 4 (11)/2013 .- Tr. 11-17. .- 330
Muốn giữ được ổn định xã hội để phát triển đòi hỏi các giải pháp khác nhau, trong đó an sinh xã hội là một vấn đề quan trọng. An sinh xã hội là một trong những yếu tố góp phần ổn định để phát triển. Bài viết bàn về mối quan hệ giữa an sinh xã hội và phát triển bền vững.
204 Phát triển công nghiệp nông thôn Hàn Quốc và những kinh nghiệm cho công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam / GS. TS. Trần Thọ Đạt, TS. Lê Quang Cảnh // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 8 (423)/2013 .- Tr. 26-35 .- 330
Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp nông thôn của Hàn Quốc, nghiên cứu các chính sách, phân tích những thành công và nhược điểm của các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn mà Hàn Quốc đã thực thi. Trên cơ sở đó, nêu một số gợi ý cho quá trình phát triển công nghiệp nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa nông thôn ở Việt
205 Một số vấn đề về chất lượng tăng trưởng ở vùng Trung Bộ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 / TS. Bùi Đức Hùng // Nghiên cứu kinh tế/2013 .- 2013 .- Số 8 (423)/2013 .- Tr. 46-56 .- 330
Trình bày nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng ở vùng Trung bộ Việt
206 Đánh giá mối quan hệ giữa năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia / ThS. Nguyễn Thị Đông // Ngân hàng .- 2013 .- Số 14 tháng 7/2013 .- Tr. 6-11 .- 330
Đo lường mối quan hệ giữa năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Bằng phương pháp phân tích tỷ trọng chuyển dịch và so sánh tương quan giữa năng suất lao động với chỉ số cạnh tranh quốc gia giai đoạn 2005 – 2012. Từ đó đưa ra một số kiến nghị về nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu tăng năng suất lao động.
207 Đổi mới lập kế hoạch và theo dõi đánh giá ngành nông nghiệp: Nhìn từ kinh nghiệm của Hàn Quốc / TS. Vũ Cương // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 194/2013 .- Tr. 49-57 .- 330
Nghiên cứu kinh nghiệm lập kế hoạch và theo dõi, đánh giá của Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và đưa ra những đề xuất nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn cho nền nông nghiệp Việt
208 Phát triển sản xuất rau hữu cơ – một hướng đi mới của nông nghiệp Việt Nam / Phạm Bảo Dương // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 4 (419)/2013 .- Tr. 63-69. .- 330
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau hữu cơ, bài viết chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất rau hữu cơ.
209 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo – liên hệ thực tiễn ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 / Phạm Thành Công // Nghiên cứu kinh tế .- 2012 .- Số 12 (415)/2012 .- Tr. 19-26. .- 330
Xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, áp dụng mối quan hệ này để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế về mặt lượng (chỉ xét tốc độ tăng GDP và GDP/người) đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 nhằm đưa ra định hướng cho những năm tiếp theo.
210 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp / Phạm Bảo Dương // Nghiên cứu kinh tế .- 2012 .- Số 12 (415)/2012 .- Tr. 38-46. .- 330
Từ thực tiễn phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta thời gian qua và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bài viết phân tích, làm rõ sự khác biệt giữa mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ tồn tại nhiều năm ở nước ta với các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp; trên cơ sở đó đề xuất các mô hình tổ chức, quản lý hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua.