CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Lý Luận Chính Trị

  • Duyệt theo:
211 Xây dựng nông thôn mới – khảo sát thực tiễn và kiến nghị / Đào Thị Hoàng Mai, Nguyễn Việt Anh // Nghiên cứu kinh tế .- 2012 .- Số 12 (415)/2012 .- Tr. 47-55. .- 330

Bài viết phân tích tình hình thí điểm triển khai mô hình xây dựng nông thôn mới tại 3 xã thuộc vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam, qua đó nêu lên những kết quả nổi bật đạt được, một số khó khăn vướng mắc và gợi ý một số chính sách, biện pháp thực hiện.

213 Vai trò của nhà nước trong phát triển nông thôn: Một số vấn đề về lý luận ở Việt Nam / PGS. TS. Quyền Đình Hà, PGS. TS. Mai Thanh Cúc, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lan, Bạch Văn Thủy // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 182/2012 .- .- 330

Thông qua cách tiếp cận có sự tham gia và dựa trên các thông tin, số liệu của các bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và của các cơ quan, tổ chức liên quan, bài viết đã phân tích tóm lược một số quan điểm, lý luận về vai trò của Nhà nước trong phát triển nông thôn ở Việt Nam như: Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong phát triển nông thôn, vai trò đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, xây dựng chiến lược và kế hoạch cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển giáo dục đào tạo, phát triển y tế, chăm sóc sức khõe, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp vốn tín dụng cho phát triển nông thôn, phát triển khoa học công nghệ, hỗ trợ các đối tượng thiệt thòi và phát huy vai trò của nhà nước trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong quá trình phát triển.

214 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp / ThS. Võ Thị Hồng Hạnh, PGS. TS. Đặng Văn Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 182/2012 .- Tr. 19-26. .- 330

Khái quát chung mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp; nêu rõ sự cần thiết chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp từ chủ yếu theo chiều rộng sang chiều sâu. Để làm rõ nội dung trên, tác giả đã sử dụng những tư liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp thống kê, khả sát, để tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá bản chất mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp theo chiều rộng, và sự cần thiết chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp; từ đó nêu lên giải pháp để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp từ chủ yếu theo chiều rộng sang chiều sâu.

215 Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện / PGS. TS. Nguyễn Ngọc Sơn // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 182/2012 .- Tr. 27-33. .- 330

Bài viết gồm 3 phần: phần 1 giới thiệu tổng quan về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; phần 2 đánh giá quá trình triển khai chương trình khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn thông qua phân tích, đánh giá các hoạt động khuyến khích công quốc gia, kinh phí và nguồn nhân lực cho hoạt động khuyến công; phần 3 đưa ra một số khuyến nghị đối với chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn thời gian tới.

216 Giải pháp chấm thi trắc nghiệm tự động / Nguyễn Văn Thọ // Tuyển tập báo cáo nghiên cứu khoa học .- 2004 .- Số tháng 10/2004 .- Tr. 32– 37 .- 370.3

Trắc nghiệm khách quan là một hình thức kiểm tra được nghiên cứu và vận dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nội dung của báo cáo là đề xuất một giải pháp chấm thi trắc nghiệm hoàn toàn tự động thực hiện được những yêu cầu sau: Nhận các dữ liệu cần thiết gồm tên, mã số của các thí sinh dự thi và đáp án của đề thi; Tiến hành chấm bài thi trắc nghiệm trên giấy theo đáp án đã nhạp; Cập nhật điểm của thí sinh vào cơ sở dữ liệu, lưu trữ, hiển thị, in ấn…

217 Góp ý về định hướng chiến lược “Đổi mới – phát triển – hội nhập” của Đại học Duy Tân / Nguyễn Đình Quế // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 42-46 .- 330

Trình bày  một số ý kiến về định hướng chiến lược “Đổi mới – phát triển – hội nhập”của trường: Duy Tân có địa bàn thuận lợi nên cần phát triển thêm các ngành du lịch, quản trị kinh doanh, kiến trúc, xây dựng, ngành ngoại ngữ, tin học; Đi tiên phong trong việc tổ chức chương trình cử nhân tài năng; Xây dựng một chiến lược phát triển Đại học Duy Tân đến năm 2020; Thực hiện công cuộc tái cấu trúc Đại học Duy Tân; Cải tiến liên tục phương pháp giảng dạy; Mối liên kết của trường với các doanh nghiệp;Thực hiện ngay một nếp sống, sinh hoạt, giảng dạy và học tập theo phong cách mới: Văn minh – Sáng tạo – Hiệu quả.

218 Đại học Duy Tân với những bước đi chiến lược trong bối cảnh hội nhập và phát triển / Nguyễn Thế Hùng // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 47-51 .- 330

Giới thiệu những tồn tại và yếu kém trong bối cảnh chung của giáo dục đại học Việt Nam: Khủng hoảng về triết lý giáo dục đại học; Sự lạc hậu về nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo. Những cơ hội như tiếp nhận kiến thức mới, thông tin, ngoại ngữ, kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo, vận dụng nhiều chuyên ngành mới phong phú đặc thù..và thách thức trong bối cảnh hội nhập. Những gợi ý đề nghị nâng cấp và phát triển Đại học Duy Tân.

219 Vấn đề chấn hưng giáo dục Đại học Việt Nam / Phan Thúc Huân // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 52-54 .- 370.9597

Trình bày những tồn tại của nền giáo dục Việt Nam hiện nay; Những cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với giáo dục đại học Việt Nam; Đồng thời đề ra những giải pháp để chấn hưng giáo dục đại học Việt Nam

220 Một số suy nghĩ về chiến lược đào tạo ở Đại học Duy Tân / Trương Minh Túy // Kỷ yếu hội nghị khoa học và đào tạo .- 2007 .- Số 24,25 .- Tr. 55 .- 370.152

Giới thiệu một số suy nghĩ về chiến lược đào tạo ở Đại học Duy Tân: Cần phải triển khai một cách có hiệu quả: Phát triển kinh tế biển, rừng; Đối với khoa kiến trúc cần tổ chức về khoa quy hoạch đô thị.Khoa du lịch chú trọng xúc tiến du lịch, marketing về sản phẩm du lịch.Về tổ chức cần tập trung 1 khu vực chính từ giảng đường, thư viện, phòng học để dễ tập trung chỉ đạo.Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp…