CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Lý Luận Chính Trị
181 Đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và kinh nghiệm với Việt Nam / Th.S Đặng Thị Hương // Lý luận Chính trị .- 2015 .- Số 8 .- Tr. 60 – 66 .- 658
Giới thiệu kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu Á. Qua đó, đưa ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.
182 Tôn trọng sự thật lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám / GS.TS Mạch Quang Thắng // Lý luận chính trị .- 2015 .- Số 8 .- Tr. 82 – 86 .- 959.7
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trình vận động lâu dài của Đảng cộng sản Đông Dương và các tầng lớp yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, gần đây một số cho rằng, Cách mạng tháng Tám thành công là do “ăn may”, là do có “khoảng trống quyền lực” nên Việt Minh nhảy ra nắm lấy chính quyền. Một số ý kiến khác lại cho rằng có vai trò của Chính phủ Trần Trọng Kim đã đứng ra làm trung gian vận động quân Nhật không chóng đối Việt Minh… Vậy sự thật diễn ra như thế nào? Bài viết góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.
183 Những đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 30 năm đổi mới / Đỗ Hoài Nam // Nghiên cứu kinh tế .- 2015 .- Số 440 tháng 1 .- Tr.3-16 .- 330
Tập trung luận giải những đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa qua các kỳ đại hội, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI và khái quát một số kinh nghiệm cần thiết.
184 Từ “vòng cung chữ C” đến “đường lưỡi bò”: sự can dự của siêu cường ngoài Châu Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam / TS. Hoàng Chí Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 6 (160)/2014 .- Tr. 3-9. .- 324
Năm 1979, nhằm chặn đứng nguy cơ (tưởng tượng) bị bao vây trên đất liền bởi cái gọi là “vòng cung chữ C”, Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh chống Việt Nam. Và hiện nay, để thực hiện hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc lại đưa ra cái gọi là “đường lưỡi bò”. Trong cả hai trường hợp, Việt Nam đều là đối tượng chính bị tác động và sự can dự của siêu cường ngoài Châu Á (Liên Xô đối với “vòng cung chữ C” năm 1979 và Mỹ đối với “đường lưỡi bò” cho đến nay) là hạn chế. Từ thực tế đó, những kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam trong công tác bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ là vấn đề mang tính thời sự.
185 Nhật Bản trong quá trình “thể chế hóa” tranh chấp Biển Đông / Trương Minh Huy Vũ, Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 6 (160)/2014 .- Tr. 10-18 .- 324
Phân tích quan điểm và chính sách của Nhật Bản trong quá trình quản trị xung đột tại Biển Đông dưới lăng kính “thể chế hóa”. Bài viết trình bày khái niệm “thể chế” và “thể chế hóa”, sự nỗ lực “thể chế hóa” của các nước ASEAN, quan điểm của Nhật Bản về quá trình “thể chế hóa”.
186 Hợp tác Việt – Nhật dưới góc nhìn thời và thế: Những bài học rút ra cho sự phát triển hợp tác của hai bên trong tương lai / PGS. TS. Trần Thị Thu Lương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2014 .- Số 6 (160)/2014 .- Tr. 19-26. .- 324
Bài viết đặt quan hệ Việt – Nhật trong dòng chảy của lịch sử, phân tích việc tận dụng được hay không các yếu tố thời cuộc, thời cơ, các yếu tố vị thế, ưu thế của hai quốc gia trong quá trình hợp tác và đưa ra những đánh giá về hiệu quả hợp tác Việt – Nhật trong 40 năm qua để từ đó rút ra những bài học cho sự phát triển của hợp tác hai bên trong tương lai.
187 Những tương đồng và khác biệt trong quan hệ chính trị, an ninh giữa cặp quan hệ ASEAN – Trung Quốc và ASEAN – Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh / ThS. Trần Hữu Trung // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 7 (172)/2014 .- Tr. 3-9. .- 324
Bài viết tập trung làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong quan hệ chính trị, an ninh giữa cặp quan hệ ASEAN – Trung Quốc và ASEAN – Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh Lạnh.
188 Xu hướng tiến triển của quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI / Nghiên cứu Đông Nam Á // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2014 .- Số 7 (172)/2014 .- Tr. 45-54. .- 327
Khái quát về quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ hai nước. Chiều hướng phát triển quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
189 Vài nét về vai trò của đảng chính trị ở CHLB Đức qua bầu cử quốc hội liên bang trong giai đoạn hiện nay / ThS. Trịnh Thị Hiền, ThS. Phạm Quỳnh Trinh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Tr. 16-23. .- 335.4
Giới thiệu vai trò của các đảng chính trị trong bộ máy nhà nước phương Tây, vai trò của các đáng chính trị trong bầu cử Quốc hội ở CHLB Đức trong giai đoạn bầu cử gần đây, qua đó khẳng định vai trò của các đảng chính trị trong bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt là vai trò của đảng chính trị trong hoạt động bầu cử.
190 Tình hình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách của Nga trong khu vực này / TS. Kokarev K.A. // Nghiên cứu Châu Âu .- 2014 .- Số 4 (163)/2014 .- Tr. 24-27. .- 335.4
Trình bày các vấn đề: Vai trò và tầm quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trên khía cạnh kinh tế và an ninh; Trung tâm kinh tế toàn cầu đã chuyển về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, do đó rất khó điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và giữa các khu vực trong điều kiện thay đổi hiện nay; Sự cần thiết một cơ chế đảm bảo an ninh khu vực; Việc Trung Quốc và Mỹ đang ganh đua vì vai trò dẫn đầu trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ không thể tự mình xác định trật tự thế giới hay trật tự khu vực; Nguy cơ xung đột vũ trang trong Đại Đông Á; Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại đa phương năng động và linh hoạt; Nga hướng tới thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.