CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
171 Xác định vị trí và công suất nguồn điện phân tán để giảm tổn thất công suất trên lưới điện phân phối sử dụng thuật toán Coyote / Tr. 100-109 // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 45A .- Tr. 100-109 .- 621
Trình bày phương pháp xác định vị trí và công suất tối ưu của nguồn điện phân tán trên lưới điện phân phối sử dụng thuật toán coyote algorithm. Hàm mục tiêu của bài toán là cực tiêu tổn thất công suất tác dụng trên lưới điện phân phối.
172 Khai thác điện gió tại Việt Nam : ba sự lãng quên và nguy cơ tiềm ẩn / GS. TSKH. Nguyễn Phùng Quang // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 239+240 .- Tr. 36-41 .- 621
Phân tích giữa tiềm năng khai thác điện năng từ sức gió của Việt Nam.
173 Ứng dụng Digital Twins trong chuyển đổi số / TS. Dương Xuân Biên // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 239+240 .- Tr. 55-56 .- 621
Ứng dụng Digital Twins trong lĩnh vực y tế; Ứng dụng Digital Twins trong công nghiệp; Ứng dụng Digital Twins trong thiết kế và xây dựng thành phố thông minh.
174 Vai trò và sự gia tăng toàn cầu của in 3D trong đại dịch Covid 19 / TS. Lê Văn Thảo // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 239+240 .- Tr. 57-59 .- 621
Công nghệ in 3D đã trở thành giải pháp hiệu quả đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, từ thiết bị bảo vệ cá nhân đến thiết bị y tế và khu cách ly trong đại dịch Covid 19. Công nghệ đa năng này phù hợp để giải quyết tình trạng mất cân bằng cung – cầu do các xu hướng kinh tế xã hội và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
175 Kỹ thuật mới chẩn đoán thiết bị quay tốc độ chậm / Take Toshiaki, Nguyen Nhu Thang // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 239+240 .- Tr. 73-76 .- 621
Giới thiệu, nghiên cứu và phát triển thông số AE mới, cảm biến, máy chẩn đoán cầm tay cùng với hệ thống online, có thể được sử dụng không chỉ trong các ứng dụng cài đặt liên tục kết hợp vào hệ thống sản xuất như PLC mà còn có thể kết nối với các ứng dụng IoT, Cloud, Big data,… Công nghệ chẩn đoán này cũng được ứng dụng trong thiết bị chẩn đoán thang cuốn góp phần vào việc vận hành thang cuốn an toàn và ổn định hơn.
176 Đánh giá ngành công nghiệp và phát triển bền vững trong môi trường khí hậu khắc nghiệt / Hồ Thị Phương Thảo, Nguyễn Hồ Việt Anh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 3(353) .- Tr. 16-18 .- 363
Thực trạng các chính sách chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với ngành công nghiệp thành phố; Đánh giá các chính sách trong điều kiện biến đổi khí hậu với ngành công nghiệp; Kết luận và kiến nghị.
177 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ truyền động điện không đồng bộ xoay chiều ba pha phục vụ công tác thí nghiệm / TS. Phạm Tâm Thành, ThS. Vũ Ngọc Minh // Giao thông vận tải .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 89-94 .- 621
Đề xuất cấu trúc thiết kế chế tạo hệ truyền động điện không đồng bộ xoay chiều ba pha gồm cả phần cứng và phần mềm, hệ thống được thiết kế chế tạo bài bản từ tính toán, mô phỏng và thử nghiệm.
178 Nghiên cứu thiết kế thử nghiệm hệ thống cảm biến chi phí thấp, sử dụng trong công tác quan trắc chất lượng không khí / Hoàng Anh Lê, Nguyễn Việt Thanh, Bùi Hoài Nam, Lee Seung-Bok // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 47-50 .- 621
Một số đặc điểm cơ bản và cảm biến chi phí thấp để quan trắc chất lượng không khí; Sử dụng thử nghiệm hệ thống cảm biến chi phí thấp để quan trắc chất lượng không khí; Kết luận.
179 Ứng dụng vi điều khiển arduino và cảm biến lực để chế tạo bộ thí nghiệm khảo sát lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện / Nguyễn Thành Phúc, Lê Lâm Anh Phi, Ngô Minh Nhựt, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Tấn Phát, Nguyễn Lâm Duy // Khoa học (Điện tử) .- 2020 .- Số 17(8) .- Trang 1327-1335 .- 629
Trình bày kết quả nghiên cứu nhằm chế tạo một bộ thí nghiệm cho phép khảo sát lực do từ trường của một nam châm điện chữ U tác dụng lên dòng điện chạy trong các đoạn dây của một cạnh khung dây hình chữ nhật bằng cách sử dụng cảm biến lực và vi điều khiển Arduino.
180 Giải pháp kỹ thuật mở rộng phạm vi tác động của nam châm điện / Nguyễn Tiến Dũng // Tự động hóa ngày nay .- 2020 .- Số 10 (236) .- Tr. 21-24 .- 621
Trình bày nguyên tắc tăng hành trình làm việc và tăng động năng của các phần ứng các nam châm điện trong một thiết bị được hình thành từ việc kết tập các tế bào rơ-le điện từ.