CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Điện - Điện tử
151 AiFoam : vật liệu mới giúp robot nhạy cảm và thông minh hơn / Chu Hải Ninh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 58-59 .- 621
Trình bày nghiên cứu, chế tạo thành công một loại bọt thông minh (dùng làm da cho robot), giúp robot có thể tự chữa lành vết thương và có được sự nhạy cảm xúc giác khá gần với khả năng của con người. Xúc giác cho phép con người tương tác với nhiều đối tượng và hoạt động hiệu quả trong những môi trường không quen thuộc. Để bắt chước các đầu dây thần kinh nhạy cảm trên da người, các nhà nghiên cứu đã nhúng các điện cực hình trụ nhỏ bên dưới bề mặt của bọt, giúp cho vật liệu có thể phát hiện hướng của lực tác dụng chứ không chỉ là lực tác dụng. Điều này sẽ cho phép robot hiểu ý định của con người tốt hơn hoặc biết rằng một vật thể tiếp xúc sắp di chuyển, để chúng có thể phản ứng nhanh hơn và phù hợp hơn.
152 Giải quyết bài toán khó về phát hiện mục tiêu, ứng dụng trong ra-đa cảnh giới bờ / Trần Vũ Hợp, Lưu Hoài Nam, Đồng Xuân Hoàng, Nguyễn Đức Lương, Lê Trung Đức // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 39-41 .- 621
Trình bày hướng giải quyết bài toán khó về phát hiện mục tiêu, ứng dụng trong ra-đa cảnh giới bờ. Chất lượng hoạt động của một đài ra-đa được thể hiện bằng khả năng quan sát, phát hiện mục tiêu thực tế trong điều kiện môi trường nhiễu (nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực). Để nâng cao chất lượng đài ra-đa thì vấn đề then chốt là phải phân tích, nhận diện được đặc tính của môi trường trong thời gian thực hiện để có những tham số thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Nhóm tác giải đã sáng tạo ra công nghệ mới, đạt trình độ tiên tiến quốc tế, đó là “Công nghệ phát hiện mục tiêu mặt nước trong môi trường nhiễu sử dụng trí tuệ nhân tạo”. Sáng chế này là một trong những thành tựu quan trọng của Tổng công ty Công nghệ cao Viettel (VHT) nói riêng và Tập đoàn Viettel nói chung, góp phần vào nghiên cứu, chế tạo hệ thống ra-đa phát hiện mục tiêu mặt nước trong môi trường nhiễu, ứng dụng trong quân sự và dân sự (Đài ra-đa VRS-CSX).
153 Vật liệu 2 chiều : bước đột phá trong khoa học vật liệu và ứng dụng công nghệ / Đinh Văn Chiến // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 8(749) .- Tr. 58-60 .- 621
Trình bày nghiên cứu lý thuyết vật lý lượng tử và ứng dụng, sự xuất hiện của những vật liệu 2 chiều mới trong đó những vật liệu này có thể sử dụng để tạo nên những dãy vật liệu 2 chiều hoặc kết hợp với graphene để tạo ra những vật liệu thiết kế mới có những đặc tính ưu việt trong ứng dụng của các ngành công nghiệp chế tạo linh kiện bán dẫn, sản xuất thiết bị quang điện, pin năng lượng, vật liệu bền nhiệt, vật liệu cường lực… Cùng với vật liệu 2 chiều như: graphene, silicene, phosphorene, germanene, borophene…, beryllonitrene là vật liệu 2 chiều mới nhất vừa được công bố trên Tạp chí Physical Review Letters (Mỹ).
154 Điều khiển ảo lựa chọn thích hợp trong bối cảnh Covid-19 / Trương Đình Châu // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 247+248 .- Tr. 20-24 .- 621.3
Trong bối cảnh Covid-19 việc tiếp cận với hiện trường thực tế sản xuất để thực hiện dự án tự động hóa rất hạn chế. Nên cần có bộ điều khiển dễ dàng vận hành và sử dụng, tác giả giới thiệu bô điều khiển ảo, nguyên lý hoạt động, Plcsim Advanced và vận hành ảo, Plcsim Advanced với các thành phần khác.
155 Schneider electric ra mắt Gateway thế hệ mới giúp đơn giản hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu / // .- 2021 .- Số 247+248 .- Tr. 56-57 .- 621.3
Bộ Gateway thế hệ mới Schneider electric ra mắt với 3 phiên bản khác nhau đều có khả năng kết nối với các thiết bị hỗ trợ truyền thông không dây hoặc có dây giúp đơn giản hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu để tăng cường sự thấu hiểu về hệ thống điện, nâng cao khả năng vận hành liên tục cũng như bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
156 Phân tích ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời áp mái tới tổng nhu cầu phụ tải tại Việt Nam 2020 / Bùi Duy Linh, Nguyễn Hữu Đức // .- 2021 .- Số 4(47) .- Tr. 20-31. .- 621.3
Bài báo phân tích số liệu của điện mặt trời áp mái năm 2020 trong bối cảnh có sựu tăng trưởng đột biến về công suất đặt các tháng cuối năm đồng thời tính toán khôi phục lại phụ tải hệ thống điện quôc sgia phục vụ vận hành hệ thống điện.
157 Sử dụng tối ưu hóa toán học và chương trình giải trong sản xuất, kinh doanh năng lượng nhiệt điện / Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Hùng // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 243+244 .- Tr. 27-30 .- 621
Trình bày về vị trí của công nghệ tối ưu hóa toán học, dàn dựng bài toán tối ưu hóa cho doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh năng lượng nhiệt điện, bộ giải và ứng dụng nó khi giải bài toán tối ưu hóa, giải bài toán tối ưu hóa chế độ làm việc của doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh năng lượng nhiệt điện.
158 Corona Viewer MK-760 công nghệ mới hiển thị nhanh hiện tượng phóng điện một phần đáp ứng yêu cầu của các trạm phân phối điện / Take Toshiaki, Nguyen Nhu Thang // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 243+244 .- Tr. 31-33 .- 621
Trình bày nguyên lý của thiết bị cầm tay “Corona Viewer MK-760” hiển thị sự xuất hiện hiện tượng phóng điện một phần, ứng dụng công nghiệp “Ultrasonic Beamforming”.
159 Phương pháp logic để mô phỏng khí cụ điện từ và thiết lập nguyên lý hoạt động của máy nhiệt điện “mới” / Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Hùng // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 243+244 .- Tr. 34-37 .- 621
Trình bày quy trình sử dụng phương pháp logic cho quá trình tạo ra một máy điện tổng hợp mới mà nó dựa trên các hiện tượng nhiệt và điện từ.
160 Tìm hiểu về phương pháp phản hồi lặp trong tự động cài đặt tham số cho bộ PID : bài 1 / PGS. Nguyễn Hồng Quang, KS. Nguyễn Hữu Thọ, KS. Nguyễn Khoa Nam // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 243+244 .- Tr. 46-49 .- 621
Thực hiện dò thông số bộ điều khiển PID để tối ưu đáp ứng của hệ thống và mục tiêu đề ra là độ dự trữ pha và tần số cắt của hệ thống tại giá trị mong muốn theo như lý thuyết điều khiển tự động cho hệ tuyến tính.