CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
671 Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch hiện đại ở Việt Nam / Nguyễn Văn Đính // Du lịch Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 44 – 45 .- 910

Khu vực Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, nhu cầu tiêu dùng du lịch cũng có sự thay đổi về xu hướng. Nghiên cứu các xu hướng này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

672 Phát triển du lịch từ sự kiện thể thao / Đỗ Cẩm Thơ // Du lịch Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 49 – 51 .- 910.01 5195

Với đặc thù là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng, phát triển du lịch không thể tách rời các hoạt động văn hóa, thể thao tầm cỡ quốc gia, quốc tế và địa phương, bởi đây chính là những đối tượng để thu hút khách và phát triển du lịch.

673 Du lịch Cần Thơ phát triển xứng tầm vị thế trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Minh Tuấn // Du lịch Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 60 – 61 .- 910

Với định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 03/NQ – TQ về đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng, lợi thế của ngành công nghiệp không khói vùng đất Tây Đô với mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 đưa Du lịch Cần Thơ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố.

674 Phát triển du lịch thông minh ở Việt Nam / Lê Quang Đăng // Du lịch Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 88 – 90 .- 910

Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), khi các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có du lịch. Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại với ngành Du lịch và phát triển du lịch thông minh là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, hiện đang được triển khai rộng khắp trong toàn ngành.

675 Ẩm thực Hàn Quốc với chiến lược sản phẩm hóa du lịch văn hóa, góc nhìn cho du lịch Việt Nam / Đỗ Thị Thanh Hoa // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 36 – 37 .- 910

Ẩm thực là một phần của văn hóa. Một điểm đến hay một quốc gia có nền ẩm thực đặc sắc, nổi bật sẽ có ưu thế thu hút khách du lịch hơn và điều này đã được minh chứng qua các điển hình từ nhiều nước – điểm đến du lịch nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn du khách như Italia, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Thái Lan.

676 Để bản giốc phát triển thực sự là khu du lịch quốc gia / Đỗ Thị Thanh Hoa // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 36 - 38 .- 910

Đưa ra tiềm năng du lịch của Bản Giốc. Tìm ra đâu là nút thắt cần tháo gỡ mở đường cho phát triển Du lịch Bản Giốc? Từ đó tìm hướng nào để có thể tháo gỡ nhanh nhất cho con đường phát triển du lịch của Bản Giốc?

677 Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc / Trần Thị Bích Hằng, Dương Hồng Hạnh // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 50 - 51 .- 910

Nêu lên kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của một số vùng du lịch; Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững.

678 Phát triển du lịch làng nghề Đồng bằng sông cửu Long / Trương Sỹ Vinh // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 52 - 53 .- 910

Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến với nhiều làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống, trong đó nhiều làng nghề đã trở thành nét đặc trưng của mỗi địa phương. Các làng nghề không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn nét đẹp truyền thống nông thôn Nam Bộ, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần làm phong phú bức tranh du lịch miệt vườn.

679 Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực đồng bào sông Cửu Long phục vụ du lịch / Lê Thị Thanh Yến // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 54 – 55 .- 910

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất đai trù phú, màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt khiến cho sản vật dồi dào, nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng, từ đó tạo nên nền văn hóa ẩm thực đa dạng và đặc sắc. Đây là nguồn tài nguyên rất giá trị có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

680 Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch của một số Quốc gia / Trần Thị Kim Anh // Du lịch Việt Nam .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 60 – 62 .- 910

Hiện nay, phát triển nguồn nhân lực du lịch đã và đang là một vấn đề ưu tiên của nhiều quốc gia bởi chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của quốc gia, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản là các nước khá thành công trong việc phát triển du lịch. Qua nghiên cứu hoạt động du lịch ở các quốc gia này, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực.