CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
551 Hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường / Lê Hải Đường, Đỗ Tiến Dũng, Võ Thị Hồng Lan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 27 – 32 .- 340
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, các nông, lâm trường đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc cũng như bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực nông thôn, miền núi; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các nông, lâm trường cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặc biệt là trong quản lý, sử dụng đất đai. Vì vậy, cùng với việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các nông, lâm trường thì cần hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường.
552 Vấn đề pháp lý phát sinh từ việc hỗ trợ hãng hàng không Quố gia Việt Nam / Phạm Hoài Huấn, Đỗ Hoàng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 33 – 37 .- 340
Đại dịch covid-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Quốc hội Việt Nam đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho Vietnam Airlines nhằm vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung đánh giá các biện pháp hỗ trợ này về sự phù hợp của nó với Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; vấn đề cạnh tranh công bằng trong lĩnh vực hàng không; đồng thời đưa ra các kiến nghị bảo đảm tính ổn định của nền kinh tế, nhưng vẫn phù hợp với quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cạnh tranh công bằng.
553 Hoàn thiện quy định của pháp luật về tách hợp tác xã ở Việt Nam / Nguyễn Văn Ban // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 38 – 43 .- 340
Hợp tác xã (HTX) là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Ở Việt Nam, HTX do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện, góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong thực tiễn hoạt động, việc chia tách, sáp nhập HTX luôn luôn phát sinh. Chính vì vậy, các thủ tục về tách, sáp nhập cần phải được thực hiện một cách dễ dàng, khoa học, bảo đảm được quyền lợi của các thành viên trong HTX. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập của việc tách HTX và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
554 Xây dựng Quốc hội điện tử - Kinh nghiệm ở một số nước và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Ban // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 44 – 54 .- 340
Xây dựng Quốc hội điện tử là yêu cầu tất yếu của Quốc hội ở các nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Việc xây dựng và vận hành Quốc hội điện tử trên phạm vi toàn cầu đã cho thấy có những bài học rất thành công, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào các quyết định của Quốc hội. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp việc xây dựng Quốc hội điện tử gặp nhiều khó khăn, thách thức từ việc thiếu tầm nhìn chiến lược đến sự hạn chế nguồn lực và cách thức triển khai. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích kinh nghiệm xây dựng Quốc hội điện tử ở một số nước trên thế giới và đề xuất một số gợi mở cho việc xây dựng Quốc hội điện tử ở Việt Nam.
555 Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 55 – 64 .- 340
Trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta, sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ là một yêu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, khi sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ thì phải trả lời hai câu hỏi rất quan trọng. Một là, mục đích của việc sáp nhập hay chia tách là để làm gì; và hai là, việc sáp nhập hay chia tách sẽ có những thay đổi như thế nào về thẩm quyền quản lý? Trong phạm vi bài viết này, tác giả phác thảo thẩm quyền chung và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền thành phố Thủ Đức trong bối cảnh Chính phủ đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
556 Du lịch cộng đồng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang / Nguyễn Thị Thanh Nhàn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 576 .- Tr. 31 - 33 .- 910
Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng đáp ứng yêu cầu sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
557 Du lịch thông minh : cơ hội khai thác tiềm năng du lịch từ Tuyên Quang / Nguyễn Thị Lan Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 565 .- Tr. 106-107 .- 910
Bài báo trình bày tiềm năng du lịch tại Tuyên Quang có thể được khai thác theo định hướng du lịch thông minh, đáp ứng nhu cầu thực hiện về số hoá các ngành nghề, dịch vụ của quốc gia
558 Kinh nghiệm phát triển du lịch thông minh thời đại 4.0 và bài học cho tỉnh Nam Định / Phạm Vũ Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 564 .- Tr. 16-18 .- 910
Du lịch Nam Định đang từng bước tiếp cận và đổi mới, song hiệu quả còn chưa cao. Từ kinh nghiệm của các thành phố du lịch nổi tiếng, ngành du lịch Nam Định cần phải thực hiện những giải pháp bền vững và phù hợp
559 Phân bố dân cư và di cư tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Xuân Hoà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 26 – 34 .- 340
Dân cư thường có xu hướng tụ cư tại những khu vực địa hình bằng phảng, đất đai phì nhiêu. Điều này đã làm cho dân số tại những nơi này luôn trong tình trạng chật chội, quá tải. Trong khi đó, ở những khu vực I, khu vực II, khu vực III miền núi, dân cư thưa thớt đã tạo ra sự khác biệt lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đây là một vấn đề đang diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu dân cư tỉnh Thái Nguyên nhằm chỉ ra những bất cập về phân bố dân cư và di cư để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp trong việc phân bố lại dân cư và kiểm soát dòng di cư phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh.
560 Một số định hướng nghiên cứu địa lý chính trị hiện nay / Đoàn Thị Thu Hương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 35 – 39 .- 910
Trên thế giới, địa lý chính trị đã nhận được sự quan tâm về mặt học thuật từ rất sớm với hệ thống công trình nghiên cứu phong phú, đa dạng; tuy nhiên, tại Việt Nam, tầm quan trọng của địa lý chính trị chưa được nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ. Trên cơ sở phân tích một số hướng nghiên cứu địa lý chính trị điển hình trên thế giới, bài viết gợi mở một số hướng nghiên cứu địa lý chính trị tại Việt Nam trong thời kỳ mới; trong đó tập trung vào một số nghiên cứu như địa lý chính trị tài nguyên, tài nguyên vị thế của địa phương, vấn đề địa lí chính trị lãnh thổ, vấn đề địa lý chính trị xã hội và vấn đề địa lí chính trị tôn giáo.