CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
541 Hoàn thiện quy định của pháp luật về tách hợp tác xã ở Việt Nam / Nguyễn Văn Ban // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 38 – 43 .- 340

Hợp tác xã (HTX) là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Ở Việt Nam, HTX do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện, góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong thực tiễn hoạt động, việc chia tách, sáp nhập HTX luôn luôn phát sinh. Chính vì vậy, các thủ tục về tách, sáp nhập cần phải được thực hiện một cách dễ dàng, khoa học, bảo đảm được quyền lợi của các thành viên trong HTX. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số bất cập của việc tách HTX và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.

542 Xây dựng Quốc hội điện tử - Kinh nghiệm ở một số nước và gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Văn Ban // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 44 – 54 .- 340

Xây dựng Quốc hội điện tử là yêu cầu tất yếu của Quốc hội ở các nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Việc xây dựng và vận hành Quốc hội điện tử trên phạm vi toàn cầu đã cho thấy có những bài học rất thành công, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào các quyết định của Quốc hội. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp việc xây dựng Quốc hội điện tử gặp nhiều khó khăn, thách thức từ việc thiếu tầm nhìn chiến lược đến sự hạn chế nguồn lực và cách thức triển khai. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích kinh nghiệm xây dựng Quốc hội điện tử ở một số nước trên thế giới và đề xuất một số gợi mở cho việc xây dựng Quốc hội điện tử ở Việt Nam.

543 Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 2 (421) .- Tr. 55 – 64 .- 340

Trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta, sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ là một yêu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, khi sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ thì phải trả lời hai câu hỏi rất quan trọng. Một là, mục đích của việc sáp nhập hay chia tách là để làm gì; và hai là, việc sáp nhập hay chia tách sẽ có những thay đổi như thế nào về thẩm quyền quản lý? Trong phạm vi bài viết này, tác giả phác thảo thẩm quyền chung và một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của chính quyền thành phố Thủ Đức trong bối cảnh Chính phủ đang trình Ủy ban thường vụ Quốc hội Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

544 Du lịch cộng đồng sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang / Nguyễn Thị Thanh Nhàn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 576 .- Tr. 31 - 33 .- 910

Bài viết đề cập đến thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng đáp ứng yêu cầu sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

545 Du lịch thông minh : cơ hội khai thác tiềm năng du lịch từ Tuyên Quang / Nguyễn Thị Lan Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 565 .- Tr. 106-107 .- 910

Bài báo trình bày tiềm năng du lịch tại Tuyên Quang có thể được khai thác theo định hướng du lịch thông minh, đáp ứng nhu cầu thực hiện về số hoá các ngành nghề, dịch vụ của quốc gia

546 Kinh nghiệm phát triển du lịch thông minh thời đại 4.0 và bài học cho tỉnh Nam Định / Phạm Vũ Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 564 .- Tr. 16-18 .- 910

Du lịch Nam Định đang từng bước tiếp cận và đổi mới, song hiệu quả còn chưa cao. Từ kinh nghiệm của các thành phố du lịch nổi tiếng, ngành du lịch Nam Định cần phải thực hiện những giải pháp bền vững và phù hợp

547 Phân bố dân cư và di cư tỉnh Thái Nguyên / Nguyễn Xuân Hoà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 26 – 34 .- 340

Dân cư thường có xu hướng tụ cư tại những khu vực địa hình bằng phảng, đất đai phì nhiêu. Điều này đã làm cho dân số tại những nơi này luôn trong tình trạng chật chội, quá tải. Trong khi đó, ở những khu vực I, khu vực II, khu vực III miền núi, dân cư thưa thớt đã tạo ra sự khác biệt lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đây là một vấn đề đang diễn ra tại tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu dân cư tỉnh Thái Nguyên nhằm chỉ ra những bất cập về phân bố dân cư và di cư để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp trong việc phân bố lại dân cư và kiểm soát dòng di cư phù hợp với hoàn cảnh của tỉnh.

548 Một số định hướng nghiên cứu địa lý chính trị hiện nay / Đoàn Thị Thu Hương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 35 – 39 .- 910

Trên thế giới, địa lý chính trị đã nhận được sự quan tâm về mặt học thuật từ rất sớm với hệ thống công trình nghiên cứu phong phú, đa dạng; tuy nhiên, tại Việt Nam, tầm quan trọng của địa lý chính trị chưa được nhìn nhận rõ ràng và đầy đủ. Trên cơ sở phân tích một số hướng nghiên cứu địa lý chính trị điển hình trên thế giới, bài viết gợi mở một số hướng nghiên cứu địa lý chính trị tại Việt Nam trong thời kỳ mới; trong đó tập trung vào một số nghiên cứu như địa lý chính trị tài nguyên, tài nguyên vị thế của địa phương, vấn đề địa lí chính trị lãnh thổ, vấn đề địa lý chính trị xã hội và vấn đề địa lí chính trị tôn giáo.

549 Việc làm xanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Phạm Mạnh Hà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 3(30) .- Tr. 55 – 60 .- 910

Trong bối cảnh tòn cầu đang ứng phó với khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang nền kinh tế xanh là phương thức hiệu quả. Một trong những yếu tố để chuyển đổi sang nền kinh tế đó là tạo việc làm xanh trong xã hội. Việc làm xanh giúp giảm tác động của các doanh nghiệp và ngành kinh tế lên môi trường và dần đạt đến mức độ bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam khái niệm việc làm xanh chưa được nêu ở bất kỳ văn bản chính thức có tính pháp lý nào. Bài viết sẽ tập trung phân tích các quan điểm, khái niệm và nội hàm việc làm xanh, kinh nghiệm của một số quốc gia về tạo việc làm xanh trong nền kinh tế và đưa ra một số hàm ý mang tính chiến lược cho Việt Nam.

550 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình / ThS. Nguyễn Anh Tuấn, Nhâm Hiền // Môi trường .- 2021 .- Số 1 .- Tr. 56-58 .- 910

Tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn – cơ sở cho sự phát triển du lịch bền vững của Khu bảo tồn Na Hang – Lâm Bình; Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch bền vững của Khu bảo tồn Na Hang – Lâm Bình.