CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
491 Những đặc điểm, giá trị đặc sắc của lễ hội Chùa Hương trong phát triển du lịch tín ngưỡng, tâm linh / Nguyễn Kim Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 66-68 .- 910
Bài viết khái quát những đặc điểm, giá trị đặc sắc của lễ hội chùa Hương nhằm hướng đến phát triển loại hình du lịch tín ngưỡng tâm linh
492 Chùa Vĩnh Nghiêm : lịch sử hình thành, quá trình phát triển và định hướng khai thác du lịch tâm linh / Lê Thị Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 593 .- Tr. 69-71 .- 910
Lịch sử hình thành chùa Vĩnh Nghiêm, quá trình phát triển của chùa; Một số định hướng phát triển du lịch tâm linh
493 Phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên / Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 103-105 .- 910
Bài viết này nhằm phân tích những thành tựu trong phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đồng thời cũng chỉ ra những rào cản làm cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình. Đế hoạt động du lịch Điện Biên tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới và có thể trở thành một điểm du lịch ấn tượng đối với du khách, cần thực hiện các giải pháp gồm tăng cường xúc tiến du lịch, tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên lao động trong ngành du lịch.
494 Du lịch Tây Bắc : thực tại và giải pháp phát triển du lịch bền vững / Nguyễn Bảo Châu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 54-56 .- 910
Bài viết phân tích kỹ hơn những tiềm năng du lịch mà Tây Bắc đang nắm giữ cũng như những khó khăn đang gặp phải cần lời giải đáp trong quá trình phát triển mô hình du lịch vùng núi Tây Bắc, và chìa khóa giải pháp để khắc phục những tồn tại trên
495 Ao Bà Om : điểm nhận diện thương hiệu du lịch của tỉnh Trà Vinh / Lê Văn Tấn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 70-72 .- 910
Vài nét về Ao Bà Om; Từ vẻ đẹp của những câu chuyện kể đến quá trình thiêng hóa điểm đến; Một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới
496 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch MICE nội địa tại vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc / Phạm Thị Hải Yến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 592 .- Tr. 73-75 .- 910
Mục đích của nghiên cứu này là xác định là những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch MICE nội địa tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, kết quả chỉ ra mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch MICE; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch MICE tại vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
497 Tác động của đại dịch covid-19 và giải pháp ứng phó của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch / Vũ Thị Kim Thanh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr.107 - 109. .- 910
Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề đến mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Bài viết nhận diện những tác động của đại dịch Covid-19, cũng như xu hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới, từ đó gợi mở giải pháp giúp các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thích ứng và phục hồi trong bối cảnh mới.
498 Kích cầu du lịch: giải pháp hậu Covid-19 cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại Khánh Hòa / Đoàn Thị Thanh Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 88-90 .- 910
Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sự bùng phát của dịch Covid-19 lan rộng tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến ngành kinh doanh du lịch nói chung và lưu trú nói riêng của Khánh Hòa bị tổn thất nặng nề. Nghiên cứu này được thực hiện để phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh lưu trú tại Khánh Hòa trong tình hình dịch bệnh covid-19, nhằm đóng góp vào cơ sở lý thuyết liên quan. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chi ra rằng kinh doanh lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của địa phương. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách liên quan được đề xuất để kích cầu du lịch tại Khánh Hòa hậu Covid-19.
499 Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường các tỉnh Tây Bắc / Trần Thị Thùy Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 100-101 .- 910
Tây Bắc là vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đây là nơi còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống, cùng với những ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên thì du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, các tỉnh Tây Bắc đã hợp tác nhau trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; bên cạnh đó còn hợp tác đào tạo kỹ năng nghề cho nhân lực ngành du lịch nhờ vậy đã làm tăng chất lượng phục vụ du lịch, thu hút được lượng khách du lịch tham quan, doanh thu ngành du lịch ngày càng tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên đi kèm với các nguồn lợi kinh tế được mang lại từ du lịch, Tây Bắc phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường do mặt trái của du lịch mang lại.
500 Đặc tính, tiềm năng và cách thức triển khai một mô hình du lịch cộng đồng / Nguyễn Bảo Châu // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 34-36 .- 910
Du lịch cộng đồng được coi là hình thức du lịch mang lại nhiều lợi ích về mặt phát triển kinh tế bền vững cho người dân bản địa, là động lực giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái cũng như bảo tồn và phát huy những nét văn hóa lâu đời của địa phương mình. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng được nhu cầu tham quan và khám phá của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã thu thập, xử lý thông tin tài liệu để tìm hiểu về những đặc điểm chung của du lịch cộng đồng, tiềm năng mà ngành du lịch cộng đồng mang lại, cũng như đề xuất cách thức triển khai một mô hình du lịch cộng đồng đặc sắc.