CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Du Lịch
461 Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng hậu Covid-19 / Dương Thị Xuân Diệu // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 108-118. .- 338.4791
Bài báo thực hiện việc tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích tác động của dịch bệnh đến ngành du lịch. Tác giả tiến hành khảo sát khách du lịch nội địa nhằm phân tích hành vi và đánh giá của họ về Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự hài lòng của khách du lịch. Đồng thời nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển phù hợp với tình hình sau dịch.
462 Giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Phạm Thị Thu Thủy, Trần Hoàng Anh, Ngô Thị Thanh Nga // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 16-23. .- 338.4791
Đề xuất giải pháp nhằm phục hồi kinh doanh đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống sau dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu tổng quan tác động của dịch Covid-19 đến ngành du lịch và phân tích kết quả khảo sát của 130 doanh nghiệp. Hệ thống những cơ sở lý luận về kinh doanh ăn uống, du lịch, dịch vụ tác động Covid-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
463 Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch Covid-19 / Hồ Minh Phúc // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 3-15. .- 338.4791
Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này phân tích các tác động tổng thể của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch, các rào cản thu hút khách quốc tế quay trở lại Đà Nẵng. Nghiên cứu đưa ra những định hướng phát triển như đa dạng hóa thị trường khách du lịch, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước các vấn đề khu vực thế giới nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, lữ hành Đà Nẵng.
464 Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng / Nguyễn Thị Ái Diễm, Huỳnh Lý Thùy Linh // .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 24-33. .- 338.4791
Đà Nẵng có nhiều lợi thế trở thành điểm du lịch mua sắm nổi tiếng ở Việt Nam nhưng Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hiệu quả. Trên cơ sở mô hình du lịch mua sắm của một số quốc gia nổi tiếng, nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để phác thảo cơ sở lý luận về du lịch mua sắm và kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu có liên quan nhất để đề xuất các giải pháp phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng.
465 Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng / Covid-19, hành vi tiêu dùng, du lịch, Đà Nẵng // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2021 .- Số 3(46) .- Tr. 42-50 .- 338.4791
Bài báo tìm hiểu và đánh giá những thay đổi trong hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng. Dựa vào kết quả thu thập và xử lí bài báo mong muốn giúp cho cơ quan chức năng các doanh nghiệp du lịch và những độc giả quan tâm kịp thời nắm bắt được những thay đổi về tâm lý và hành vi tiêu dùng du lịch của người dân. Bài báo đề xuất một số giải pháp phù hợp với những đặc điểm hành vi tiêu dùng của người dân.
466 Bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái biển cho phát triển bền vững / TS. Nguyễn Đình Đáp, ThS. Đoàn Thị Minh Phượng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 14 .- Tr. 08-11 .- 333.363 7
Bài viết nêu khái niệm, vai trò và nguy cơ đe dọa hệ sinh thái biển; Từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái biển
467 Vai trò của Nhà nước trong phát triển du lịch ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hằng // .- 2021 .- Số 595 .- Tr. 24 - 26 .- 910
Bài viết tập trung phân tích thực trạng về vai trò Nhà nước đối với phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2019, từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng ở tầm vĩ mô nhằm tiếp tục thúc đẩy du lịch Việt Nam.
468 Mô hình bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường: Giải pháp cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người vùng lòng hồ Hòa Bình / Hoàng Thị Thu Hương // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 1 (32) .- Tr. 29-39 .- 910
Cộng đồng người Mường ở khu vực lòng hồ Hòa Bình đã tạo nên một nền văn hóa có bản sắc rõ nét với các đặc trưng cơ bản của nếp sống văn hóa. Trong những năm gần đây, loại hình bảo tàng sinh thái đang hình thành và phát triển mạnh gắn giữa bảo tồn và phát triển. Bài báo đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học và điều tra xã hội học để xây dựng mô hình Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường cho khu vực hồ thủy điện Hòa Bình. Đây là một mô hình bảo tàng mới về quan niệm, hình thức và nội dung tổ chức trưng bày cũng như các phương thức hoạt động. Mô hình bảo tàng được thiết kế đặt tại bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với đầy đủ các hợp phần: tổ chức quản lý, sản phẩm du lịch và tổ chức triển khai mô hình. Bảo tàng sinh thái cộng đồng Mường sẽ tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, vừa hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng vừa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường ở khu vực hồ Hòa Bình
469 Cơ sở khoa học cho xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn / Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thị Lan Phương, Nguyễn Đức Thành, Lưu Thế Anh, Đỗ Nhật Huỳnh, Phạm Việt Hùng, Bùi Hà Ly // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 1 (32 .- Tr. 10-19 .- 910
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp, là thông tin về nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương sản xuất ra sản phẩm đó. Việc bảo hộ và khai thác giá trị của CDĐL đối với nông sản của Việt Nam là yêu cầu cấp bách hiện nay khi hội nhập kinh tế quốc tế.Nghiên cứu này nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ xây dựng CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn. Bằng các phương pháp phân tích định tính, định lượng kết hợp sử dụng các kỹ thuật xử lý thống kê và so sánh, tính toán tần suất và kiểm định sự sai khác giữa các đặc trưng đã chỉ ra được những đặc thù hình thái và chất lượng củ dong riềng nguyên liệu, đặc thù chất lượng miến dong riềng của tỉnh Bắc Kạn khác biệt so với các vùng địa lý so sánh khác. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các dẫn liệu khoa học có độ tin cậy để xây dựng CDĐL cho sản phẩm miến dong riềng tỉnh Bắc Kạn, góp phần quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng, phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm và nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm mang CDĐL trên thị trường.
470 Khai thác di sản địa chất hệ thống hang động núi lửa KRông Nô, tỉnh Đăk Nông phục vụ phát triển du lịch / Phạm Thị Trầm // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 1 (32) .- Tr. 40-47 .- 910
Trên cơ sở phân tích các giá trị di sản địa chất và một số điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hang động núi lửa, bài báo đã gợi ý một số giải pháp: quy hoạch hệ thống hang động núi lửa và tài nguyên du lịch khác, đa dạng hóa, phát triển các loại hình du lịch theo đặc điểm tính chất của từng loại hang; hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác tài nguyên di sản địa chất cho phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch.