CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
11 Phát triển du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Công Trường, Phạm Thị Thu Nga, Mã Xuân Vinh, Nguyễn Minh Hương // .- 2023 .- Volume 8 (N1) - Tháng 9 .- Tr. 40-48 .- 910

Các nghiên cứu về du lịch MICE ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh còn nhỏ lẻ, rời rạc chưa phản ánh được thực trạng phát triển. Vì vậy, bài viết tiến hành phân tích thực trạng phát triển du lịch MICE ở TP. Hồ Chí Minh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch này trong thời gian tới.

12 Một số đề xuất phát triển thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay / Ngô Thị Bích Lan // .- 2023 .- Volume 8 (N1) - Tháng 9 .- Tr. 49-54 .- 910

Một trong những lợi thế của du lịch Việt Nam có thể được xây dựng để trở thành thương hiệu du lịch quốc gia là du lịch văn hóa, cần được xem xét để phát triển và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích những đặc điểm của các loại hình du lịch văn hóa Việt Nam hiện nay và những đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam.

13 Giải pháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới / Trần Tuyên // .- 2023 .- Tập 12 - Số 9 .- Tr. 88 - 96 .- 910

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để tìm hiểu một số nội dung cốt lõi về phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 (Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch) gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là một xu hướng phổ biến trong các văn bản chính sách và thực tiễn Việt Nam cũng có những điều kiện nhất định để phát triển các sản phẩm này. Thời gian qua, các mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch đã có những thành công bước đầu tại các địa phương, tuy vậy, các mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm OCOP nhóm 6 gắn với du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

14 Hiện trạng và các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam / Nguyễn Đình Giáp // .- 2024 .- Số 1 (42) .- Tr. 55-63 .- 910

Làm rõ hiện trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm và thực trạng công tác kiểm ô nhiễm môi trường biển, từ đó đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong thời gian tới.

15 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch ở chợ nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Trọng Nhân, Phan Việt Đua, Phạm Thị Kiều Trân, Trương Trí Thông, Nguyễn Thị Bích Trâm // .- 2024 .- Số 1 (42) .- Tr. 38-45 .- 910

Nghiên cứu sự hài lòng của du khách có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch ở chợ nổi vì sự hài lòng có tác động tích cực đến lòng trung thành của họ. Bài báo nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập từ khảo sát 400 du khách và được phân tích bằng các phương pháp định lượng nhằm làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách đối với du lịch ở chợ nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long.

16 Phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam hiện nay : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Yến, Trần Khánh Linh, Dương Thu Hương // .- 2024 .- Số 659 - Tháng 5 .- .- 910

Bài viết phân ảnh thực trạng của du lịch nông thôn tại Việt Nam, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ hội cũng nên các vấn đề cần giải quyết để phát triển bền vững loại hình du lịch này.

17 Phát triển nguồn nhân lực cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Hương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 135-137 .- 910

Hoạt động du lịch Việt Nam đã phục hồi trở lại vào năm 2022, sau 2 năm gián đoạn do đại dịch COVID-19, với những dấu hiệu phục hồi rất tích cực, thị trường khách nội địa tăng trưởng mạnh, thị trường khách du lịch quốc tế phục hồi dần. Tuy nhiên, hiện nay nhân sự du lịch bị thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là khối cơ sở lưu trú du lịch. Bài viết này phân tích về thực trạng nhân lực của cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam và một số giải pháp gợi ý nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh mới.

18 Phát triển du lịch cộng đồng ở Lào Cai / Nguyễn Thanh Trà // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- 138-140 .- 910

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, du lịch cộng đồng được coi là loại hình mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáocủa địa phương. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động cả tích cực và hạn chế đến phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở Lào Cai. Do vậy, nghiên cứu phân tích một số yếu tố tác động đến du lịch cộng đồng ở Lào Cai và đề xuất những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.

19 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Sabah, Malaysia và hàm ý cho Hà Nội / Nguyễn Trọng Xuân, Lê Đình Cảnh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 152-154 .- 910

Phát triển du lịch sinh thái đang ngày càng được quan tâm trong hai thập kỷ gần đây. Nhiều nơi trên thế giới đã đẩy mạnh việc phát triển loại hình du lịch này và thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Điển hình như Sabah đã thực sự trở thành một điểm đến hàng đầu về du lịch sinh thái tại đất nước Malaysia. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Sabah (Malaysia), từ đó rút ra bài học cho TP. Hà Nội phát huy tiềm năng và lợi thế để phát triển loại hình du lịch này.

20 Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng ở tỉnh Quảng Bình / Nguyễn Thị Hương Liên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 158-160 .- 910

Phát triển du lịch gắn với liên kết vùng là \chìa khóa vàng\ để các địa phương triển khai những sản phẩm du lịch độc đáo, tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch, huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phát triển du lịch chung của vùng. Quảng Bình thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ với nhiều lợi thế trong phát triển du lịch nhưng vẫn chưa thể phát huy hết những tiềm năng phát triển du lịch. Bài viết phân tích sự cần thiết của liên kết vùng trong phát triển du lịch, những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch gắn với liên kết vùng từ đó, đề xuất một số giải pháp cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.