CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1761 Nhân học văn học trước thực tiến nghiên cứu so sánh văn học dân gian Việt Nam – Hàn Quốc / Nguyễn Thị Mai Quyên // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 9(583) .- Số 9(583) .- 800.01

So sánh các hiện tượng văn học dân gian hai nước đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của nó, trên cơ sở đó đưa ra một vài đề xuất dựa trên nền tảng lý thuyết của nhân học văn học.

1762 Hình tượng người mẹ và tinh thần nữ quyền trong tiểu thuyết Park Wan Suh / Ngô Viết Hoàn // Nghiên cứu văn học .- 2020 .- Số 9(583) .- Tr. 116-127 .- 800.01

Dựa trên nền tảng lý thuyết của phê bình nữ quyền và ký hiệu học, từ đó đi vào khảo sát và giải mã đặc sắc nghệ thuật của hệ thống biểu tượng “người mẹ” và diễn trình trưởng thành về tư tưởng cũng như tinh thần nữ quyền của phụ nữ Hàn Quốc qua các thời kỳ trong tiểu thuyết Park Wan Suh.

1763 Hàm ý đàm thoại trong tập truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu / Bùi Thị Đào // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10(303) .- Tr. 16-25 .- 800

Phân tích cách thức biểu đạt hàm ý đàm thoại trong tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trên cơ sở lí thuyết hàm ý đàm thoại của Grice và Bakhtin.

1764 Ẩn dụ cấu trúc “con người là vật dụng nhà bếp” trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt / Nguyễn Đình Việt // Khoa học (Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 17 (4) .- Tr. 575-583 .- 400

Vận dụng lý thuyết về ẩn dụ dụ cấu trúc của ngôn ngữ học tri nhận để đi sâu khám phá ẩn dụ con người là vật dụng nhà bếp trong thành ngữ và ca dao tiếng Việt.

1765 Đặc điểm văn hóa biểu hiện qua từ ngữ nghề bánh truyền thống ở Nam Bộ / Đỗ Thị Yên // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 117-122 .- 400

Phân tích, khái quát những đặc trưng văn hóa Nam Bộ thể hiện qua từ ngữ nghề bánh truyền thống, đồng thời làm sáng rõ thêm những sắc thái văn hóa riêng của vùng đất phương Nam Tổ quốc.

1766 Động từ chỉ tâm trạng trong đờn ca tài tử Nam Bộ / Trần Thanh Vân, Hoàng Thị Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 111-116 .- 400

Chỉ ra đặc điểm cơ bản của động từ chỉ tâm trạng trong Đờn ca Tài tử Nam Bộ, đồng thời rút ra một số đặc trưng riêng trong việc sử dụng động từ chỉ tâm trạng của người Nam Bộ so với người ở vùng đất khác. Qua đó rút ra một số đặc trưng văn hóa của người Nam Bộ qua việc sử dụng động từ chỉ tâm trạng trong Đờn ca tài tử Nam Bộ.

1767 Kết hợp từ ngữ bất thường – một dạng tín hiệu thẫm mĩ đặc biệt trong ngôn ngữ thơ ca / Lê Thị Thùy Vinh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 09 (302) .- Tr. 93-100 .- 400

Trình bày tín hiệu thẫm mĩ trong ngôn ngữ thơ ca ở bình diện ngữ pháp, cụ thể là xem xét sự xuất hiện của những kết hợp từ ngữ bất thường trong thơ như là một cách thức trong việc xấy dựng hình tượng thơ ca hoặc “chỉ dấu” trong việc “lạ hóa” ngôn ngữ thơ.

1768 Đặc điểm ngôn ngữ thuyết phục trong các bài phát biểu chấp nhận đề cử của hai ứng viên tổng thống Mỹ Barack Obama và John McCain / Lương Thị Hương Thảo // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10 (303) .- Tr. 64-71 .- 400

Phân tích những đặc điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ thuyết phục của Barack Obama và John McCain trong các bài phát biểu chấp nhận đề cử của họ tại các hội nghị của đảng Dân chủ và Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008.

1769 Một số chính sách đột phá của Israel trong phát triển hệ thống đổi mới và công nghệ / Đỗ Thành Long // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 4(176) .- Tr. 25-34 .- 327

Trình bày một số chính sách đột phá trong phát triển công nghệ và hệ thống đổi mới – sáng tạo cửa Israel, ưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghiệp. Bằng cách xác định trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan hữu trách, thúc đẩy sự tham gia của các khu vực tư nhân, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho phát triển công nghệ và đổi mới bao gồm cả thành lập các trung tâm R&D, thúc đẩy tinh thần kinh doanh công nghệ cao, Israel trở thành một trong những trung tâm công nghệ và đổi mới của thế giới.

1770 Sự can sự của Nga vào Syria từ năm 2011 đến nay / Kim Ngọc Thu Trang // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2020 .- Số 5(177) .- Tr. 10-16 .- 327

Trên cơ sở khái quát mục tiêu can dự vào Syria của Nga, bài viết đi sâu làm rõ quá trình can dự của Nga vào Syria trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như những dự báo về quy mô, mức độ can dự và vai trò của Nga đối với triển vọng giải quyết xung đột tại Syria trong thời gian tới.