CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1521 Bản sắc văn hóa Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước Asean từ năm 1995 đến nay / Lê Xuân Thân, Phan Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 41-48 .- 327

Bài viết gồm 3 nội dung chính : Định vị văn hóa Việt Nam; Vận dụng các yếu tố văn hóa Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước Asean; Một số ý kiến góp phần nâng cao giá trị bản sắc Việt Nam trong Cộng đồng Asean tầm nhìn năm 2025.

1522 Quan niệm về Bun và Bạp được phản ứng trong tiếng Thái Lan / Nguyễn Thị Thùy Châu // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 31-40 .- 400

Nhằm mục đích phân tích nghĩa của hai từ bun và bạp trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày và trong các thành ngữ, tục ngữ tiếng Thái Lan. Qua đó, người đọc sẽ hiểu hơn quan niệm về thiện và ác trong đời sống của người Thái.

1523 Xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Myanmar sau khủng hoảng chính trị / Trương Duy Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 12-19 .- 327

Phân tích và đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Myanmar và hàm ý chính sách cho Asean, trong đó có Việt Nam.

1524 Hợp tác kinh tế Lào – Trung Quốc những năm gần đây và một số tác động chủ yếu đối với Lào / Trương Duy Hòa // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(251) .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích một số nội dung của mối quan hệ này chủ yếu từ khía cạnh thương mại, đầu tư và viện trợ. Từ đó chỉ ra một số tác động tích cực và hậu quả tiêu cực và hậu quả tiêu cực của mối quan hệ này đối với sự phát triển của Lào hiện nay.

1525 Hồ Chí Minh với việc vận dụng sáng tạo sức mạnh mềm trong hoạt động đối ngoại / Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 59-64 .- 327

Phân tích vai trò sức mạnh mềm trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, sự vận dụng sức mạnh mềm trong hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh.

1526 Tác động của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên biển giai đoạn 2013 đến nay / Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 51-58 .- 327

Trình bày quan hệ ASEAN – Truong Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển giai đoạn 2013 đến nay. Đánh giá tác động của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển.

1527 Chính sách của Mỹ đới với xung đột Israel – Palestine dưới thời Tổng thống Barack Obama / Lê Thị Ánh Tuyết // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 26-33 .- 327

Trình bày khái quát nguồn gốc, diễn biến của xung đột Israel – Palestine, chính sách của Mỹ đối với xung đột Israel – Palestine dưới thời Tổng thống Barack Obama và khả năng giải quyết xung đột này, qua đó góp phần bổ sung thêm nhận thức về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Israel – Palestine thời kỳ từ tháng 1/2009-1/2017.

1528 Sự điều chỉnh trong chính sách an ninh nước nhỏ của Thụy Sĩ sau Chiến tranh lạnh / Đỗ Thị Thủy, Hà Văn Lực // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246 .- Tr. 36-50 .- 327

So sánh đối chiếu với trường hợp Thụy Sĩ sau Chiến tranh Lạnh, từ đó đưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của chính sách này.

1529 Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập ở Ấn Độ và so sánh với Việt Nam / Đỗ Thị Bích Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 17-25 .- 327

Trình bày một số chính sách giáo dục hòa nhập ở Ấn Độ. Từ đó đưa ra một số sáng kiến cải cách giáo dục của Chính phủ Ấn Độ với mục đích đảm bảo môi trường giáo dục hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật.

1530 Ngoại giao số : góc nhìn từ Ấn Độ và kinh nghiệm cho Việt Nam / Thái Hoàng Hạnh Nguyên // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 11-16 .- 327

Tóm lược thực trạng ứng dụng ngoại giao số vào đối ngoại của đất nước Ấn Độ. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị mà Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng.