CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
21 Khái quát giáo dục thời Trần (thế kỷ XII -XIV) / Nguyễn Thị Phương Chi // .- 2024 .- Số 1 (189) .- Tr. 35 - 44 .- 959
Những nét chính về giáo dục thời Trần đại lược gồm những điểm sau: Sự biến đổi về khoa cử, nội dung giáo dục; Giáo dục Nho học ngày càng phát triển và chiếm ưu thế; Giáo dục thời Trần đã đào tạo được một đội ngũ trí thức Nho học có trình độ học vấn tham gia bộ máy quản lý nhà nước; Giáo dục đã tạo điều kiện cho chữ Nôm phát triển. Thông qua giáo dục và thi cử nhà nước đã tuyển chọn được đội ngũ quan lại tài giỏi phục vụ đất nước. Triều đình nhà Trần trọng dụng những người thực tài mà không kể đến đường xuất thân. Đây cũng là điểm đặc biệt của một triều đại từng đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên, nội dung giáo dục thời kỳ đầu do thiếu tư liệu nên hạn chế việc làm rõ vấn đề này. Đến năm 1396, phép thi đã đủ văn tự bốn trường.
22 Trường quy thời Nguyễn và mấy vụ án lớn / Lê Nguyễn Lưu // .- 2024 .- Số 1 (189) .- Tr. 24 - 34 .- 959
Thời đại nào thì việc khoa cử cũng phải có phép tắc, định lệ nhưng ngày xưa, phép tắc, định lệ rất nghiêm ngặt, không phải ai muốn dự thi cũng được. Trường quy nói chung gồm tất cả những thể lệ áp dụng trong quá trình diễn ra thi cử, không chỉ dành cho thí sinh, mà cả quan trường cũng phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị kỷ luật, nặng nhẹ tùy mức độ. Dưới thời Nguyễn, mặc dù việc thi cử có những quy định chặt chẽ, nhưng vẫn có trường hợp vi phạm.
23 Về tên gọi “bánh chưng” ngày Tết / Võ Vinh Quang // .- 2024 .- Số 1 (189) .- Tr. 3 – 10 .- 959
Tết Nguyên đán (tết Cả) là một lễ hội đặc trưng gắn liền với truyền thống văn hóa của cư dân nông nghiệp Á Đông. Tại Việt Nam, tết Nguyên đán gắn liền câu chuyện “Bánh chưng - bánh giầy” với huyền tích Lang Liêu vào thời Hùng Vương thứ 6. Vậy, câu chuyện bánh chưng ấy thực tế như thế nào, hình dạng nguyên thủy ra sao, và có sự thay đổi gì trong quá trình ảnh hưởng, tiếp biến văn hóa bản địa với văn hóa Trung Quốc xưa nay. Những vấn đề đó được tác giả quan tâm tìm hiểu, và đóng góp đôi lời luận bàn, gợi mở trong bài viết, nhằm mục đích giải mã tên gọi “bánh chưng” cũng như các lớp văn hóa hòa trộn trong câu chuyện “Bánh chưng ngày Tết”.
24 Lễ hưng quốc khánh niệm ở Kinh Đô Huế dưới thời vua Bảo Đại (1933-1939) / Đỗ Minh Điền // .- 2024 .- Số 1 (189) .- Tr. 11 - 23 .- 959
Bài viết này tập trung khảo sát các kỳ lễ Hưng quốc Khánh niệm diễn ra từ năm 1933 đến 1939, thông qua khảo lược các nguồn tư liệu báo chí đương thời, qua đó phần nào tái hiện không khí sinh hoạt lễ nghi của một trong những lễ tiết được xác định quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn.
25 Một số phương diện hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn Bích Ngân / Trương Thị Thu Thanh // .- 2023 .- Số 27 .- Tr. 76 - 81 .- 895.1
Ý thức phái tính và nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại nói chung, truyện ngắn Bích Ngân nói riêng là tiếng nói thức tỉnh tạo ra nhiều động lực thúc đẩy sự vùng lên của phụ nữ. Họ phải tự mình dấn thân, tự mình trải nghiệm, tự mình giành lấy tự do, hạnh phúc chính đáng. Với thời gian và không gian nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật cùng ngôn ngữ, giọng điệu mang chất đặc trung vùng Nam Bộ trong truyện ngắn Bích Ngân là phương tiện làm sáng tỏ những khát khao hạnh phúc đời thường, những chiều sâu bản ngã của con người. Một cái tôi cá nhân, bản thể được khẳng định bằng chính những trải nghiệm và hiểu biết của phụ nữ.
26 Sự “thức thời” trước thời cuộc trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh ở đầu thế kỉ XX / Phạm Thị Phúc // .- 2023 .- Số 27 .- Tr. 28 - 34 .- 957.7
Bài viết của tác giả tập trung phân tích những tư tưởng được xem là sự “thức thời” của Phan Châu Trinh trong đó tập trung chủ yếu trong chương trình “khai dân trí” và “hậu dân sinh”.
27 Cổ mẫu và biểu tượng trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami từ góc nhìn phân tâm học / Phạm Tuấn Anh // .- 2023 .- Số 27 .- Tr. 3 - 9 .- 895.92244
Nghiên cứu này tập trung kiến giải các cổ mẫu và biểu tượng cốt lõi trong tác phẩm từ góc nhìn phân tâm học. Từ đó, người viết khơi mở các vỉa tầng giá trị của tác phẩm, chỉ rõ thành công và đóng góp của Murakami trên văn đàn thế giới.
28 Các giá trị để “là người”, “làm người”, “nên người” trong tâm nguyện/ huân đức Hồ Chí Minh / Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Giản // .- 2023 .- Tập 12 - Số 9 .- Tr. 3 - 6 .- 400
Bài viết “Những giá trị thiết yếu để làm người”, “sống làm người” và “làm người tốt” được thể hiện trong nội tâm Hồ Chí Minh/những lời dạy về đạo đức nêu lên triết lý sống Hồ Chí Minh và những giá trị thiết yếu vì một xã hội tốt đẹp như Người hy vọng. Những giá trị nhân văn này được thể hiện ở các khía cạnh: Lòng tốt là gốc rễ để “làm người”; trên cơ sở “lòng thiện”, người ta tiếp tục rèn luyện “đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân ” (học suốt đời cần có trí sáng suốt), “sống làm người” và “tiết kiệm, tình thương”. để “trở thành một người đàn ông tốt”.
29 Đặc điểm nhân vật trào phúng trong thơ Nôm Học Lạc / Nguyễn Hữu Rạng // .- 2023 .- Tập 12 - Số 9 .- Tr. 31 - 45 .- 400
Văn học trào phúng là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo văn học trung đại Việt Nam. Trong bối cảnh văn hóa suy tàn của buổi đầu giao thời với xã hội Tây - Tàu nhốn nháo cuối thế kỉ XIX, những thi phẩm trào phúng bằng chữ Nôm càng chứng tỏ được vai trò đắc dụng trong việc phản ánh hiện thực đương thời. Bằng phương pháp nghiên cứu phong cách học và phân tích cấu trúc, bài viết tiếp cận thơ Nôm trào phúng Học Lạc từ phương diện nhân vật trào phúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân vật trào phúng trong thơ Nôm Học Lạc bao gồm hai nhóm đối tượng chính lần lượt gắn với tiếng cười tự trào và thế trào của tác giả, cụ thể: Nhân vật trào phúng là bản thân tác giả; Nhân vật trào phúng là các tầng lớp trên trong xã hội, gồm: hương chức, hội tề dốt nát và bè lũ tay sai bán nước, quan lại triều đình hèn nhát, nhu nhược; một bộ phận người dân bị tiêm nhiễm thói học đòi “Tây hóa”. Qua đó, bài viết góp phần làm rõ một số đặc trưng nổi bật trong phong cách nghệ thuật trào phúng của tác giả từ phương diện nhân vật đồng thời giúp độc giả yêu thơ nhận thấy được những đóng góp tích cực của Học Lạc trên thi đàn văn học dân tộc.
30 Dấu ấn cổ tích dân gian trong truyện thiếu nhi Việt Nam sau 1975 - nhìn từ nhân vật kì ảo / Hồ Hữu Nhật // .- 2023 .- Tập 12 - Số 9 .- Tr. 46 - 55 .- 400
Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại tự sự: cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn… Nhân vật trong mỗi thể loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, có một điểm chung của rất nhiều thể loại tự sự dân gian là các nhân vật thường gắn với yếu tố kì ảo. Đó là hệ quả của hư cấu, tưởng tượng và của nhân sinh quan, thế giới quan điển hình của người dân lao động đương thời. Trong truyện thiếu nhi hiện đại, dấu ấn truyện cổ tích dân gian thể hiện rõ thông qua ba khuynh hướng: hiện tượng ảo hóa nhân vật thực, hiện tượng đồng hóa người - vật, sự hiện diện của nhân vật siêu thực. Điều đó chứng thực một điều, dù là sản phẩm của những bối cảnh văn hóa, xã hội và của những quan niệm nghệ thuật khác nhau nhưng giữa văn học dân gian và truyện thiếu nhi đương đại vẫn có một mối liên hệ nhất định.