CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
11 Quan hệ ASEAN- EU giai đoạn 1977 - 2022 : 3 nhìn lại và hướng tới / Võ Minh Tập, Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 3 - 16 .- 327
Quan hệ Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Ả (ASEAN) đã phát triển và ổn định trên nhiều lĩnh vực trong 45 năm qua. Hai bèn đã nâng cấp lên thành quan hệ đối tác chiến lược (thảng 12/2020) và đã thông qua kế hoạch hành động với một loạt các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội và các chương trình nghị sự toàn cầu rộng lớn hơn, bao gồm biến đổi khí hậu, chống khủng bố và phát triển bển vững,... Tuy nhiên, trong một thế giới và khu vực đầy biến động, triển vọng của mối quan hệ không phải lúc nào củng thuận buồm xuôi gió, cả EU và ASEAN cần điều chỉnh và thích ứng để hiện thực hóa và củng cố mối quan hệ trong tương lai. Bài biết nhằm đảnh giá lại quan hệ ASEAN - EU, những bất ổn và xu hướng địa chính trị mới trên thế giới và khu vực. Từ đó, đảnh giá triển vọng quan hệ hai bên trong tương lai.
12 Truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Trung đoàn 38 / Đỗ Anh Vinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2025 .- Số 9 .- Tr. 74 - 79 .- 358.092
Hơn sáu mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trực tiếp là Bộ Quốc phòng, sự yêu thương, đùm bọc của nhăn dân, từ một đơn vị bộ đội địa phương, Trung đoàn 38 đã không ngừng lớn mạnh, trở thành trung đoàn bộ binh chủ lực; liên tục cơ động chiến đấu với nhiều đối tượng địch, trên khắp chiến trường ba nước Đông Dương, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Bài viết tập trung làm rõ những nét đặc sắc, những chiến công oanh liệt trong truyền thống của Trung đoàn 38 anh hùng, từ đó xác định và luận giải một số giải pháp để tiếp tục phát huy truyền thống của đơn vị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
13 Sự tương đồng trong lễ hội, tín ngưỡng vòng đời cây lúa ở một số nước Đông Nam Á / Trương Thúy Trinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- 8 .- Tr. 72 - 82 .- 327
Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa lớn trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực đứng đầu về đa dạng tôn giảo. Tuy nhiên, ngay từ thời tiền sử, Đông Nam Ả sớm có một nền văn minh nông nghiệp lúa nước phát triển, nó là nhân tố mang lại sự tương đồng về văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực, trong đó các lễ hội, tín ngưỡng vòng đời cây lúa trở thành một trong những truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc Đồng Nam Á. Trên cơ sở trình bày một số lễ hội, tín ngưỡng chính gắn với vòng đời cây lúa trong truyền thống văn hóa ở các nước Đông Nam Á, bài viết nhằm làm rõ sự tương đồng của các lễ hội, tín ngưỡng này ở các nước qua một sổ đặc điểm: yếu tố nữ, biểu tượng Naga, tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng phồn thực, tính cộng đồng. Đồng thời đánh giá bước đầu về vai trò, vị trí của lễ hội, tín ngưỡng gắn với cây lúa trong đời sống xã hội ở các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan và là một gợi ý cho cóc nghiên cứu về vùng văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực lễ hội, tín ngưỡng nông nghiệp khu vực Đông Nam Á.
14 Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ (1900 - 1935) và hệ quả / Trần Thị Quế Châu // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 52 - 62 .- 327
Một đặc điểm chung của các cuộc cải cách giáo dục theo mô hình phương Tây ở châu Á trong thế kỷ XIX và XX là việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các quốc gia. Khác với các cường quốc thuộc địa trong khu vực, cải cách giảo dục của Mỹ ở Philippines đã không chỉ đưa tiếng Anh vào giảng dạy như là một ngoại ngữ mà nó còn được chọn làm phương tiện giảng dạy ở tất cả các bậc học và xa hơn là trở thành ngôn ngữ chính thức. Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh, nội dung và quá trĩnh thực thi cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ trong giai đoạn từ 1900 đến 1935. Trên cơ sở đó, với cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá, bài viết sẽ phân tích củng như thảo luận những hệ quả của cải cách này đối với Philippines từ đó cho đến nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Philippines là một trường hợp điển hỉnh của quốc gia phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ thời hậu thuộc địa, giữa một bên là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoả và một bên là ý thức bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ dân tộc và định hình bản sắc quốc gia.
15 Văn hóa Java trong đời sống chính trị Indonesia / Phạm Thanh Tịnh, Hoàng Thị Mỹ Nhị // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 13-20 .- 781.6092
Trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, văn hóa ngày càng ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ xã hội, đặc biệt là tham gia vào đời sống chính trị đất nước. Java là nền văn hóa đặc trưng ở Indonesia và có vai trò lớn đối với đời sống chính trị quốc gia từ quả khứ đến hiện tại. Bài viết làm rõ ảnh hưởng của văn hóa Java đối với việc thiết lập, củng cố thể chế, hệ thống chính trị; giải quyết những vấn để an ninh, xung đột sắc tộc, tôn giáo; cố kết xã hội, bảo đảm sự thống nhất trong đa dạng của quốc gia và thúc đẩy dân chủ hóa đời sống chính trị. Từ đó, đảnh giá những mặt tích cực và hạn chế của các giá trị văn hóa Java khi tham gia vào hoạt động chính trị ở Indonesia. Đồng thời, bài viết đưa ra những dự bảo về xu hướng văn hóa Java trong thời gian tới.
16 ASEAN trong chính sách của Mỹ trong hai năm đầu 21 cầm quyền của Tổng thống Joe Biden / Trần Lê Minh Trang // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 21-31 .- 327
Chính quyền Tổng thống Joe Biden sau gần 2 năm nhiệm kỳ đã có một sô' động thái tích cực nhằm hàn gắn những mối quan hệ quốc tế vốn đã ít nhiều bị tổn thương dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Joe Biden đã có những bước điều chỉnh, bổ sung chính sách đối ngoại, tập trung vào những vấn đề cốt lõi và thực chất trong bối cảnh nhiều thách thức đặt ra trong quan hệ quốc tế và cả nước Mỹ. Đối với các nước Đông Nam Á, thời gian gần đây chính quyền Tổng thống Biden đã và đang dành sự chú ý nhiều hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ với các đối tác trong khu vực, trong đó có tổ chức ASEAN.
17 Phát huy bản sắc văn hóa ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025 / Phan Thị Hồng Xuân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 32-38 .- 306.09 597
Cuôi năm 2021, tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề: “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc, trường phải ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Bài phát biểu nhận được nhiều sự ủng hộ, đồng tình của các nhà khoa học, nhà chính trị ngoại giao và đặt biệt là tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước bởi bên cạnh hoa sen, cây tre từ lâu đã gắn bó với người dân và dân tộc Việt Nam. Gắn với bối cảnh xây dựng Cộng đồng ASEAN và đường lối “đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân”, bài viết trình bày 03 nội dung chính: (i) Nhân học biểu tượng và biểu tượng cây tre trong văn hóa Việt Nam; (ii) Nét đặc sắc của văn hóa ngoại giao cây tre của Việt Nam (qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng); (Ui) Phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa ngoại giao “cây tre Việt Nam” trong bối cảnh xây dựng cộng đồng ASEAN tầm nhìn đến năm 2025.
18 Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong và thích ứng chính sách của Việt Nam / Lý Văn Ngoan, Nguyễn Đình Cơ // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 3-12 .- 327
An ninh nguồn nước là một trong những thách thức lớn mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Tăng cường an ninh nguồn nước trong bối cảnh gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp thiết của các quốc gia hiện nay. Trong những năm gần đây, an ninh nguồn nước đối với các nước thuộc lưu vực sông Mekong đang đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể dẫn đến tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia liên quan. Từ góc nhìn khu vực học, bài viết làm rõ tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong đối với Việt Nam, từ đó gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh nguồn nước sông Mekong củng như thúc đẩy mối quan hệ hiệu quả giữa các nước trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước sông Mekong.
19 Nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Thái ở Thái Lan / Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 11 .- Tr. 62-71 .- 306.09 597
Nghi lễ vòng đời là một trong những hệ thống nghi lễ chính gắn liền với chu kỳ đời người từ khi sinh ra đến khi mất đi và “cưới hỏi” là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng đó của người Thái ở Thái Lan, phản ánh quy luật cuộc sống “trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” được diễn ra với những nghi thức để gia đình, dòng họ và cộng đồng ghi nhận sự kết hôn của đôi trai gái. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian gắn liền với phong tục tập quản, phản ánh những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa. Bài viết phân tích những nghi thức tiến hành của một đảm cưới truyền thống của người Thải ở Thái Lan biểu hiện qua các nghi lễ chính như: dạm ngõ, ăn hỏi và thành hôn để nhận diện được các quy trình tiến hành môt đám cưới truyền thống, từ đó thấy được vai trò ảnh hưởng của Phật giảo đối với đời sống tinh thần của người Thái và những kế thừa, biến đổi của các nghi lễ tổ chức cưới hỏi truyền thống và cưới hỏi hiện nay ở Thái Lan.
20 Chính sách thuốc phiện của Hà Lan ở Đông Ấn (1809 - 1942) / Phạm Văn Thủy, Trịnh Hoàng Mỹ Dương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 50 - 61 .- 330
Bài viết phăn tích những thay đổi trong chính sách thuốc phiện của thực dân Hà Lan ở Đông An. Từ năm 1809 đến 1894, thực dân Hà Lan thực thi chính sách lãnh trưng thuốc phiện, khoản việc sản xuất và buôn bản thuốc phiện ờ các địa phương cho tư sản người Hoa. Tuy nhiên, từ năm 1894, Hà Lan bãi bỏ chế độ lãnh trưng và từng bước thiết lập chế độ độc quyền thuốc phiện ở Đông Ân, kéo dài cho đến khi phát xít Nhật xâm chiếm quần đảo vào năm 1942. Bằng việc phân tích những thay đổi trong chính sách thuốc phiện của chính quyền thực dân Hà Lan ở Đông An, bài viết làm sảng tỏ mối liên hệ giữa thuốc phiện và quá trình thực dân hoá của Hà Lan ở Indonesia. Bài viết cũng phân tích cơ sở ra đời của các chính sách thuốc phiện, việc triển khai trên thực tế, hệ quả và những tác động của nó đối với thuộc địa.