CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Công Nghệ Thông Tin
661 Kỹ thuật xử lý Flow Label QoS trong môi trường IPv6 / Nguyễn Trần Hiếu // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 1 tháng 5/2014 .- Tr. 27-30. .- 004
Giới thiệu QoS trên nền mạng IP, cấu trúc IPv6 Header. Kỹ thuật xử lý Flow Label QoS trong môi trường IPv6.
662 Một số đề xuất về sát hạch, cấp chứng chỉ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam / ThS. Tô Hồng Nam // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 4/2014 .- Tr. 9-14. .- 004
Thảo luận một số nội dung xung quanh bản chất của Chuẩn gắn với việc đề xuất xây dựng các tổ chức quản lý sát hạch, cấp chứng chỉ đạt Chuẩn tại Việt Nam.
663 Hệ thống WRAN chuẩn IEEE 802.22: Giải pháp phát triển hạ tầng băng rộng cho vùng nông thôn Việt Nam / Đỗ Trọng Đại, Bùi Hồng Thuận, Nguyễn Vũ Hải // Công nghệ thông tin và truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 1 tháng 4/2014 .- Tr. 9-15. .- 004
Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn, tính năng cơ bản của hệ thống WRAN theo chuẩn IEEE 802.22 và khả năng ứng dụng để phát triển hạ tầng cungg cấp dịch vụ băng rộng cho vùng nông thôn Việt Nam.
664 Giới thiệu về kỹ thuật điều chế không gian / Lê Minh Tuấn, Nguyễn Tiến Đông,… // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 1 tháng 4/2014 .- Tr. 16-20. .- 621
Giới thiệu sơ lược về kỹ thuật điều chế không gian (SM), cách thức hoạt động của nó, mô tả cách khôi phục tín hiệu trong một hệ thống SM đồng thời đánh giá hiệu suất năng lượng của kỹ thuật này.
665 Áp dụng Bottle Neck Feature cho nhận dạng tiếng nói tiếng Việt / Nguyễn Văn Huy, Lương Chi Mai, Vũ Tất Thắng // Tin học và điều khiển học .- 2014 .- T.29, Số 4/2014 .- Tr. 379-388. .- 004
Trình bày việc áp dụng Bottle Neck Feature (BNF) – một dạng đặc trưng của tín hiệu tiếng nói được trích chọn thông qua mạng neural cho nhận dạng tiếng nói tiếng Việt. Nghiên cứu sử dụng mạng Multilayer Perceptron (MLP) năm lớp với kích thước của lớp ẩn thứ nhất khác nhau để trích chọn đặc trưng BNF từ hai đoạn dữ liệu đầu vào là Perceptual Linear Prediction (PLP) và Mel Frequency Cepstral Coeffcient (MFCC), nhằm đánh giá hiệu quả của mỗi loại đặc trưng sau khi được áp dụng BNF.
666 Một phương pháp thiết kế hệ phân lớp mờ dựa trên việc mở rộng lượng hóa đại số gia tử / Phạm Đình Phong, Nguyên Cát Hồ, Trần Thái Sơn, Nguyễn Thanh Thủy // Tin học và điều khiển học .- 2013 .- T.29, Số 4/2013 .- Tr. 325-337. .- 621
Đề xuất một phương pháp thiết kế các từ ngôn ngữ và và hệ phân lớp mờ dạng luật với ngữ nghĩa tập mờ của các từ mong muốn dạng hình thang dựa trên phương pháp lượng hóa đại số gia tử mở rộng này và khảo sát tính hiệu quả của phương pháp lượng hóa mới khi giải quyết bài toán phân lớp.
667 Đề xuất các phương pháp tính độ tương tự đỉnh dựa trên xu hướng ứng dụng cho bài toán khuyến nghị công tác / Huỳnh Ngọc Tín, Hoàng Văn Kiếm // Tin học và điều khiển học .- 2013 .- T.29. Số 4/2013 .- Tr. 338-350. .- 621
Đề xuất ba phương pháp mới để tính tương tự đỉnh trong mạng đồng tác giả: 1. Maximum path based relation strength (MPRS); 2. Maximum path based relation strength plus (MPRS+); 3. Relation strength similarity plus (RSS+). Hai phương pháp MPRS+ và RSS+ có sử dụng thông tin về xu hướng cộng tác để cải tiến việc tính toán mức độ quan hệ của những người nghiên cứu trong mạng đồng tác giả.
668 Dịch máy thống kê Pháp – Việt kết hợp thông tin gióng hàng phân đoạn ngữ / Lê Ngọc Tấn, Lê Ngọc Tiến, Đinh Điền // Tin học và điều khiển học .- 2014 .- T.29, Số 4/2013 .- Tr. 358-368. .- 004
Đề xuất phương hướng tiếp cận dịch máy thống kê Pháp – Việt kết hợp thông tin phân đoạn ngữ cho cặp ngôn ngữ Pháp – Việt nhằm khắc phục hạn chế của hệ dịch với những câu dài. Tiến hành thử nghiệm mô hình hệ thống với kho ngữ liệu song ngữ Pháp – Việt gồm 10.000 cặp câu và kết quả độ đo BLEU tăng gần 2% so với mô hình cơ sở.
669 Các cải thiện về bảo mật và vấn đề còn tồn tại trong IPv6 / ThS. Phạm Anh Thư // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 2/2014 .- Tr. 60-64. .- 004
IPv6 ra đời trước nhu cầu về không gian địa chỉ và vấn đề bảo mật còn tồn tại trong IPv4. IPv6 đã có nhiều cải tiến về bảo mật, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Bài viết giới thiệu các cải thiện về bảo mật khi sử dụng IPv6 và các vấn đề bảo mật còn tồn tại trong IPv6.
670 Những đe dọa bảo mật mới trong một thế giới kết nối / // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 2/2014 .- Tr. 56-59. .- 004
Trình bày những đe dọa mới trong thế giới kết nối như: sâu linux khai thác lỗ hổng bảo mật, camera an ninh cũng dễ bị tấn công. Ý thức tự bảo vệ.