CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
611 Truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dùng / Hà Phương // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 11/2014 .- Tr. 55-60 .- 005

Bài viết giới thiệu và phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: Vì sao cần truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho người dùng? Một số lỗi phổ biến nhất của người dùng gây mất an toàn thông tin. Yếu tố bảo đảm thành công cho hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức an toàn thông tin.

612 Một số giải pháp lọc thư rác tiếng Việt cho hệ thống thư điện tử Zimbra / Vũ Thị Hương Giang, Nguyễn Trường Giang // Công nghệ thông tin & truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 11/2014 .- Tr. 46-51 .- 005

Giới thiệu một sản phẩm lọc thư rác do nhóm giảng viên và sinh viên Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu số 15 về đảm bảo an toàn an ninh cho các hệ thống thông tin và truyền thông. Sản phẩm này nhằm mục tiêu hỗ trợ người dùng hệ thống thư điện tử Zimbra lọc thư rác tiếng Việt và tiếng Anh hiệu quả hơn.

613 Phân loại tấn công DDoS và các biện pháp phòng chống (phần 1) / TS. Hoàng Xuân Dậu // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 11/2014 .- Tr. 37-40 .- 005

Tổng hợp các phương pháp phân loại tấn công DDoS và các biện pháp phòng chống tấn công DDoS hiệu quả cho từng hệ thống cụ thể.

614 Phát hiện tấn công mạng dựa trên phân tích dữ liệu lớn / Nguyễn Minh Đức // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 11/2014 .- Tr. 33-36 .- 005

Giới thiệu xu hướng gia tăng của các cuộc tấn công đánh cắp và phá hủy dữ liệu. Hệ thống giám sát an ninh mạng và những thách thức trước những cuộc tấn công tinh vi. Phân tích tấn công mạng dựa trên phân tích dữ liệu lớn.

615 SOMM – Mô hình trưởng thành hoạt động an toàn thông tin / Đỗ Hữu Tuyễn // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 11/2014 .- Tr. 27-32 .- 005

Giới thiệu một mô hình mới được xây dựng trong thời gian gần đây giúp cho các doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ mức độ đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp mình.

616 Khai thác luật phân lớp kết hợp trên cơ sở dữ liệu phân tán / Nguyễn Thị Thúy Loan, Đỗ Trung Tuấn, Nguyễn Hữu Ngự // Tin học và Điều khiển học .- 2014 .- Số 3 (30)/2014 .- Tr. 189-202 .- 005

Đề nghị một phương pháp khai thác luật phân lớp kết hợp trên cơ sở dữ liệu phân tán dựa trên mạng ngang hàng. Phương pháp này tận dụng được năng lực tính toán của các máy trong mạng để xử lý thông tin tại mỗi vị trí và chỉ truyền các thông tin của các itemset có độ hỗ trợ thỏa ngưỡng độ hỗ trợ tối thiểu từ các bên tham gia cho bên cần khai thác. Chính vì vậy, phương pháp đề nghị giảm thiểu được không gian lưu trữ so với việc chuyển toàn bộ cơ sở dữ liệu về bên cần khai thác luật.

617 Đánh giá một số kĩ thuật phát hiện thư rác ứng dụng thuật toán xếp hạng người dùng trong mạng thư điện tử tại Trường đại học Hà Nội / Trần Quang Anh, Vũ Minh Tuấn, Hà Quang Minh // Tin học và Điều khiển học .- 2014 .- Số 3 (30)/2014 .- Tr. 203-215 .- 005

Phân tích và kiểm nghiệm bốn phương pháp lọc thư rác dựa trên việc xếp hạng người dùng trong mạng thư điện tử: Phương pháp độ phân cụm, phương pháp độ phân cụm mở rộng, phương pháp sử dụng thuật toán PageRank và phương pháp sử dụng thuật toán PageRank có trọng số.

618 Một phương pháp sinh hệ luật mờ Mamdani cho bài toán hồi quy với ngữ nghĩa đại số gia tử / Nguyễn Cát Hồ, Hoàng Văn Thông, Nguyễn Văn Long // Tin học và Điều khiển học .- 2014 .- Số 3 (30)/2014 .- Tr. 227-238 .- 005

Đề xuất một thuật toán tiến hóa HA-(2+2) M-PAES sinh các hệ luật mờ Mamdani (MFRBS) đạt được độ thỏa hiệp khác nhau giữa hai mục tiêu độ phức tạp và độ chính xác.

619 Phân loại tấn công DDoS và các biện pháp phòng chống: Phần 2 / TS. Hoàng Xuân Diệu // Công nghệ thông tin & Truyền thông .- 2014 .- Số kỳ 2 tháng 12/2014 .- Tr. 48-52 .- 004

Phân loại và nêu các biện pháp phòng chống tấn công DDoS. Trên cơ sở đó, các chuyên gia về an toàn thông tin sẽ lựa chọn các biện pháp phòng chống hiệu quả cho từng hệ thống cụ thể.