CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
231 10 xu hướng an toàn mạng hàng đầu năm 2022 / Nguyệt Thu // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 37-39 .- 005.8

Bài viết trình bày 10 xu hướng an toàn mạng năm 2022: Nhận thức của người dùng, các mối đe dọa lừa đảo theo khu vực địa lý, các cuộc tấn công vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, học máy, an toàn điện toán đám mây, tuân thủ quy định bảo vệ dự liệu chung, tấn công mạng vào các dịch vụ tài chính, các mối đe dọa đối với giáo dục Đại học, Lỗ hổng của IOT, thiết bị di động là một hướng tấn công.

232 Một số thách thức về an toàn hệ thống thông tin quan trọng ngành hàng không dân dụng Việt Nam / Lê Tuấn // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 40-44 .- 005.8

Hiện nay, trên hệ thống thông tin quan trọng của ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều lỗ hổng bảo mật. Các lỗ hổng này chính là cơ hội để các thế lực thù địch, tin tặc, tội phạm mạng khai thác thực hiện các cuộc tấn công mạng vào hệ thống thông tin quan trọng ngành hàng không dân dụng với nhiều mục đích khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số nguy cơ, thách thức của các lỗ hổng bảo mật đối với an ninh, an toàn hệ thống thông tin quan trọng ngành hàng không dân dụng. Bài viết đề xuất một số nhiệm vụ để đảm bảo an cho hệ thống này.

233 An ninh mạng : trụ cột của doanh nghiệp khi chuyển đổi số / Đỗ Đoàn Kết // An toàn Thông tin .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 45-47 .- 005.8

Khi các tổ chức/doanh nghiệp chuyển đổi số công việc kinh doanh và tự động hóa các hoạt động thì rủi ro an ninh mạng sẽ ngày càng gia tăng. Dưới đây là một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ an ninh mạng có thể hỗ trợ cho các tổ chức/doanh nghiệp có được một kế hoạch chuyển đổi số an toàn.

234 7 bước đảm bảo an toàn giúp doanh nghiệp ngăn chặn mã độc tống tiền / Hoàng Thu Phương // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 48-50 .- 005.8

Bất kỳ thiết bị được kết nối nào, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy chủ, máy móc công nghiệp, … đều có thể trở thành mục tiêu cho tội phạm mạng tấn công sử dụng mã độc tống tiền vào các mạng và hệ thống của các công ty.

235 Những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an ninh phi truyền thống trong thời đại 4.0 / Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Hà Thu // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 51-53 .- 005.8

Bài báo nhằm phân tích các thách thức về đảm bảo an ninh mạng, một trong các yếu tố của an ninh phi truyền thống trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra theo xu hướng toàn cầu hóa.

236 Pháp luật cần xem xét mối nguy từ lỗi của các phần mềm cung cấp bằng chứng / Nguyễn Anh Tuấn // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 58-61 .- 005.8

Phần lớn mọi người đều hiểu phần mềm có thể có lỗi, khi họ thường xuyên phải cập nhật các loại phần mềm, từ các ứng dụng cho tới hệ điều hành. Tuy công chúng đã hiểu rõ điều đó nhưng tòa án vẫn chưa rút ra bài học từ điều tưởng như la hiển nhiên này. Những vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật khi phần mềm đóng vai trò như một nhân chứng.

237 A verification framework for specification centered developments / Vũ Diệu Hương // .- 2021 .- Số 5 (48) .- Tr. 19-30 .- 005

Trong bài báo này đề xuất một số khung làm việc kiểm chứng cho tiến trình phát triển phần mềm lấy đặc tả làm trung tâm. Trong khung làm việc này đầu tiên chúng ta sẽ tập trung vào cải tiến chất lượng của đặc tả rồi sử dụng đặc tả có chất lượng được đảm bảo này để dẫn xuất cho hoạt động kiểm chứng thiết kế và chương trình. Khung làm việc này có thể được áp dụng trong miền các hệ thống phản ứng với tính tự động hóa cao tính thích nghi tốt và tính thực hành cao.

238 Xây dựng giải pháp sử dụng USB an toàn trên Windows / Trần Ngọc Anh, Ngô Xuân Mai // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 66-69 .- 005.8

Bài viết này đưa ra một số giải pháp sử dụng USB an toàn trên Windows bằng cách sử dụng các tính năng, cộng cụ của hệ điều hành Windows như: định dạng NTFS, phân quyền truy cập thư mục tệp tin trên ổ đĩa cho người dùng, mã hóa Bitlocker, thiết lập chính sách nhóm, chính sách bảo mật. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng phần mềm tạo USB an toàn nhằm tự động hóa các thao tác sẵn có trên Windows.

239 Bảo đảm an toàn dữ liệu khi mua sắm trực tuyến / Quốc Trường // .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 70-72 .- 005.8

Việc thanh toán và mua sắm trực tuyến thông qua các ứng dụng và ví điện tử đang dần trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống. Với số lượng người tiêu dùng cao như vậy những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn về việc bảo mật và an toàn thông tin là rất lớn. Vậy trong bài viết này sẽ đưa ra nhưng lưu ý để chúng ta có thể tăng cường bảo mật cũng như kiểm tra trên thiết bị của mình trước khi thực hiện mua sắm thanh toán điện tử.

240 Một số vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong tình hình hiện nay / Nguyễn Ngọc Cương // An toàn Thông tin .- 2021 .- Số 5 (063) .- Tr. 9-12 .- 005.8

Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề không mới trong thực tiễn đời sống xã hội nước ta nhưng lại là vấn đề mới trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề liên quan chặt chẽ đến quyền bảo vệ bí mật cá nhân đã được quy định trong điều 21 Hiến pháp năm 2013. Thế giới đã có nhiều quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là nguồn tư liệu quý có thể tham khảo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu của nước ta hiện nay.