CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Công Nghệ Thông Tin
221 Ứng dụng công nghệ trạm GNSS CORS trong khảo sát đường bộ ở Việt Nam / Lê Thị Hà // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 22 (372) .- Tr. 59-62 .- 004
Mô tả thành phần và nguyên tắc của hệ thống CORS và phân tích việc ứng dụng CORS trong khảo sát đường bộ ở Việt Nam.
222 Quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, bản đồ / ThS. Trần Tân Việt // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 22 (372) .- Tr. 63-64 .- 004
Hiệu quả của việc quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ; Quy định trong quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc, bản đồ và viễn thám.
223 Công nghệ thông tin địa lý : xu hướng và sản phẩm mới / TS. Nguyễn Phi Sơn // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 23 (373) .- Tr. 14-17 .- 004
Phân tích thực trạng công nghệ thông tin địa lý ở Việt Nam và đề xuất phát triển các sản phẩm mới phù hợp với sự phát triển của các xu hướng công nghệ và quá trình chuyển đổi số quốc gia trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam.
224 Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng theo công nghệ WebGIS và MobileGIS / Nguyễn Hoàng Long, Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Xuân Trường, Trần Thị Hải Vân // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 11 (361) .- Tr. 35-38 .- 004
Trình bày kết quả xây dựng hệ thống quản lý, giám sát khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng – “WebGIS biên giới Cao Bằng” theo công nghệ WebGIS và MobileGIS.
225 Nghiên cứu xây dựng hệ thống tính toán hiệu năng cao phục vụ triển khai các bài toán trong Ðại học thông minh / Trương Việt Phương, Nguyễn Quốc Hùng, Lê Thạnh, Võ Hà Quang Định // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 11 .- Tr. 53-65 .- 005
Chuyển đổi số trong giáo dục là một chủ đề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. Công việc này giúp cho việc tin học hóa toàn bộ quá trình quản lý giáo dục, đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo trở lên thuận lợi. Mặt khác nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy và học, đặc biệt là việc giảng dạy trực tuyến. Đây cũng là tiền đề hướng đến một hệ sinh thái thông minh kết hợp giữa công nghệ với các dịch vụ đào tạo dựa trên nền tảng số, trong đó bài toán xây dựng đại học thông minh là một giải pháp khả thi được các cơ sở đào tạo định hướng xây dựng. Để thực hiện được các công việc đó cần có một hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, đủ thông minh và đủ độ tin cậy nhằm giải quyết các bài toán, trong đó việc xây dựng hệ thống tính toán hiệu năng cao HPC (High-Performance Computing) nhằm tạo ra nền móng để triển khai các bài toán có nhu cầu xử lý tính toán lớn. Tuy nhiên, tại một số cơ sở đào tạo ở Việt Nam việc đầu tư kinh phí xây dựng và duy trì một hệ thống đó gặp nhiều khó khăn về kinh phí, con người, hạ tầng …Để giải quyết vấn đề đó, bài báo này trình bày một giải pháp xây dựng một hệ thống tính toán hiệu năng cao dựa trên các tài nguyên sẵn có sử dụng công nghệ ảo hóa Docker nhằm huy động sức mạnh tính huy động sức mạnh tính toán từ các nền tảng phần cứng chưa sử dụng hết. Đề xuất này này làm cơ cở khi triển khai các bài toán trong đại học thông minh.
226 Dữ liệu là huyết mạch của việc xây dựng Thành phố thông minh / Nguyễn Duy Anh // Tự động hóa ngày nay .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr. 8-9 .- 005.1
Một đô thị thông minh bền vững dựa trên dữ liệu cần phải có: công cụ số, ứng dụng điện toán đám mây, hệ sinh thái dữ liệu lớn, hệ điều hành đô thị, các văn phòng lập chiến lược, các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, các chức năng thông minh, lập kế hoạch và quản trị thuật toán. Vì vậy xây dựng và phát triển đô thị thông minh, dữ liệu được xem la huyết mạch.
227 Kinh tế số là yếu tố giúp Việt Nam bắt kịp với các nước phát triển / Bình An // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr.10-12 .- 381.142
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn phức tạp và sự xuất hiện của các công nghệ mới, việc phát triển mô hình kinh doanh mới là điều cần thiết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được những khó khăn cung như bắt kịp được xu hướng chung của thế giới. Ngày nay kinh tế số trở thành lĩnh vực phát triển quan trọng và được nhiều quốc gia nghiên cứu ứng dụng. Với Việt Nam phát triển kinh tế số là cơ hội lỡn để thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển.
228 Nông nghiệp Việt Nam cần những bước chuyển dịch mới để phát triển bền vững / Nhật Khang // .- 2021 .- Số 249+250 .- Tr. 15-16 .- 338.1
Chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ khắc phục được nhiều điểm yếu trong việc sản xuất nhỏ lẻ, giúp nông dân, hợp tác xã doanh nghiệp đạt năng suất cao, chi phí nông nghiệp giảm. Đầy cũng là giải pháp đột phá tạo động lực cho sự phát triển tăng trưởng bền vững. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách chiến lược phát triển nông thôn bám sát chiến lược chuyển đổi số quốc gia để tạo ra môi trường phát triển dịch vụ số hóa cho khu vực nông thôn.
229 Một mô hình ứng dụng trong chuyển đổi từ Chính phủ điện tử tới Chính phủ số / Phạm Hải Sơn, Hà Thị Phương Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 24-26 .- 004
Đề xuất mô hình chuyển đổi trong D-Gov phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tránh được sự đầu tư trùng lắp không cần thiết trong việc triển khai cơ sở hạ tầng và tích hợp các dịch vụ. Cùng với sự phát triển của mạng không dây (3G, 4G) đã tạo ra nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong truy cập internet để sử dụng các dịch vụ của Chính phủ mọi lúc, mọi nơi. Điều này yêu cầu Chính phủ cần phải thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ sao cho nhanh nhất, tiện dụng nhất tới người dân và doanh nghiệp. Sự hình thành một Chính phủ số (D-Gov) kế tiếp trong Chính phủ điện tử (E-Gov) đã diễn ra trên thế giới và chắc chắn sẽ diễn ra ở Việt Nam trong tương lai. Tuy là thế hệ tiếp theo của E-Gov nhưng D-Gov vẫn có có các đặc thù riêng về công nghệ, từ hạ tầng, bảo mật, ứng dụng cho đến phương thức quản lý.
230 IoT và xu hướng “ngân hàng không giấy” / Vũ Ngọc Anh // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 27-29 .- 004
Trình bày ứng dụng công nghệ IoT, ngân hàng có khả năng thu thập hàng ngàn đầu dữ liệu đặc trưng của từng khách hàng thông qua các điểm tiếp xúc như máy quét thẻ, các loại đầu đọc dữ liệu, Smartphone… hướng đến một ngành “ngân hàng không giấy”. Vạn vật kết nối hay Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT) là một thuật ngữ không còn quá xa lạ hiện nay. IoT giúp cuộc sống trở nên thông minh, tiện lợi và kết nối tốt hơn. Là một trong những ngành đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh doanh, ngành ngân hàng đã và đang có những bước tiến sâu rộng trong việc ứng dụng IoT phát triển hệ thống kết nối với khách hàng, mang lại cho khách hàng những trải nghiệm và tiện ích vượt bậc.