CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
4271 Biến dạng không hồi phục của kết cấu mặt đường bê tông nhựa dưới tác dụng của tải trọng nặng và nhiệt độ cao / Nguyễn Quang Phúc, Phạm Thanh Hà // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 9/2013 .- Tr. 20-27. .- 624

Biến dạng không hồi phục bao gồm lún vệt bánh và xô trượt là dạng phá hoại phổ biến trong kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Bài viết phân tích cơ chế của biến dạng lún vệt bánh và xô trượt để đề xuất các giải pháp giảm thiểu phá hoại kết cấu mặt đường bê tông nhựa chịu tác dụng của tải trọng nặng và nhiệt độ cao.

4272 Ứng dụng vật liệu gia cố Roadcem trong xây dựng đường ô tô / TS. Nguyễn Đức Sỹ, TS. Châu Trường Linh // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 9/2013 .- Tr. 28-32 .- 624

Thống kê các đặc điểm nổi bật và cơ chế hoạt động của vật liệu mới RoadCem trong xây dựng đường ô tô; So sánh lợi ích kinh tế của việc sử dụng vật liệu truyền thống và RoadCem khi xây mới và sữa chữa đường ô tô. Nghiên cứu sự gia tăng cường độ đối với đất cát và đất sét gia cố RoadCem, khả năng chống thấm của hai loại đất sét này sau khi gia cố, đồng thời đưa ra kỹ thuật thi công đối với vật liệu gia cố này. Từ đó xem xét và kiến nghị sử dụng ở điều kiện Việt Nam.

4273 Tính toán khung thép theo một số phương pháp phân tích dẻo / ThS. Mai Văn Bắc, ThS. Nguyễn Hoài Cương // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 9/2013 .- Tr. 33-35 .- 624

Tuy phân tích dẻo khung thép đã được nghiên cứu từ lâu nhưng việc cập nhật và áp dụng ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại việc tính toán kết cấu theo các tiêu chuẩn đã cập nhật các phương pháp phân tích dẻo bậc cao. Nghiên cứu này nhằm thực hiện làm rõ về mặt phương pháp luận, áp dụng cho tính toán khung thép khai thác đến giai đoạn chảy dẻo theo các phương pháp phân tích khác nhau.

4274 Về áp dụng một số giải pháp công nghệ lắp ghép hiện đại trong xây dựng cầu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực ở Việt Nam / PGS. TS. Đặng Gia Nải // Cầu đường Việt Nam .- 2013 .- Số 9/2013 .- Tr. 36-42 .- 624

Trình bày tình hình xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực lắp ghép ở các nước trên thế giới và trong nước. Đặc điểm kỹ thuật chủ yếu của một số giải pháp công nghệ lắp ghép hiện đại hiện nay các nước trên thế giới áp dụng có hiệu quả.

4275 Lập tiến độ thi công có xét đến sự tương quan giữa các điều kiện không chắc chắn / Lê Thanh Tuyến, TS. Trương Đức Lương // Xây dựng .- 2013 .- Số 8/2013 .- Tr. 67-71. .- 624

Trình bày mô hình mô phỏng phân tích rủi ro về mặt tiến độ của dự án có xét đến sự tương quan thời gian thực hiện giữa các công tác trong sơ đồ mạng và mối tương quan giữa các yếu tố rủi ro. Trong mô hình, các phân phối thời gian thực hiện các công tác (gọi là phân phối ông bà) được phân chia theo các phân phối theo các yếu tố rủi ro (gọi là phân phối cha mẹ). Các phân phối này tiếp tục được phân chia thành các phân phối theo từng điều kiện của các yếu tố rủi ro (gọi là phân phối con)….

4276 Thúc đẩy phát triển công trình xanh thông qua đào tạo đại học / TS. Hoàng Vĩnh Hưng // Xây dựng .- 2013 .- Số 08/2013 .- Tr. 72-73 .- 624

Trong tiến trình “làm xanh” các công trình ở Việt Nam đối tượng sinh viên (đại học và sau đại học) có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng. Cần khuyến khích các trường (có chuyên ngành đào tạo về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, công nghệ và kinh tế) xây dựng các mục tiêu, chương trình đào tạo, nghiên cứu và thực hành về công trình xanh. Việc thu hút giáo viên và sinh viên tham gia vào chương trình này mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, giáo viên và cơ sở đào tạo cũng như tạo tiền đề phổ biến và nâng cao kiến thức, thực hành công trình xanh ra toàn xã hội. Bài viết trình bày các lợi ích của việc giảng dạy công trình xanh trong trường đại học, mục tiêu, yêu cầu và các nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo công trình xanh.

4277 Nghiên cứu khả năng sử dụng bê tông phun cốt sợi thép làm kết cấu chống giữ công trình ngầm thi công theo phương pháp đào hầm mới của áo – NATM / ThS. Bùi Văn Đức, ThS. Phạm Ngọc Anh, PGS. TS. Đào Văn Canh // Xây dựng .- 2013 .- Số 08/2013 .- Tr. 52-56. .- 624

Việc sử dụng thêm các thành phần cốt trong vật liệu bê tông xi măng nhằm tăng khả năng chịu ứng suất kéo, cải thiện độ bền và chống nứt của bê tông phun là hết sức cần thiết. Bài viết trình bày cơ chế mất ổn định khối đá xung quanh công trình ngầm, công nghệ NATM và bê tông phun, bê tông phun cốt sợi thép.

4278 Phân tích ứng dụng tàu cao tốc có xét đến độ cong thanh ray và tương tác với đất nền sử dụng phương pháp phần tử chuyển động / TS. Lương Văn Hải, Đinh Hà Duy, Trần Minh Thi // Xây dựng .- 2013 .- Số 08/2013 .- Tr. 57-59 .- 624

Phân tích ứng xử động của tàu cao tốc xét đến độ cong thanh ray và tương tác với đất nền, thông qua việc sử dụng phương pháp phần tử chuyển động MEM (Moving Element Mothod). Các kết quả phân tích số được triển khai nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của những yếu tố quan trọng đến ứng xử của hệ thống tàu và thanh ray.

4279 Phân tích vùng dẻo và phi tuyến hình học khung thép nữa cứng không gian / ThS. Đặng Ngọc Cảnh, TS. Ngô Hữu Cường // Xây dựng .- 2013 .- Số 06/2013 .- Tr. 89-93 .- 624

Trình bày một thủ tục phân tích số cho khung thép nữa cứng không gian bằng phương pháp vùng dẻo có kể đến tác động phi tuyến hình học. Cấu kiện dầm-cột được chia thành nhiều phần tử hữu hạn và mặt cắt ngang ở giữa mỗi phần tử hữu hạn được chia thành nhiều điểm thớ để mô phỏng sự chảy dẻo dần dần theo chiểu dài và qua mặt cắt ngang phần tử…

4280 Áp dụng một phương pháp giải tích mới dự đoán ứng xử cho một nền đất sét yếu được xử lý bằng bơm hút chân không kết hợp gia tải đất đắp / TS. Trần Tuấn Anh, KS. Võ Thành, PGS. TS. Lê Văn Nam // Xây dựng .- 2013 .- Số 07/2013 .- Tr. 63-67 .- 624

Bài báo áp dụng một phương pháp tính toán giải tích mới để dự đoán ứng xử của nền đất yếu được xử lý bằng phương pháp bơm hút chân không kết hợp gia tải đất đắp. Lý thuyết tính toán đã được phát triển dựa trên mô hình lăng trụ cố kết đối xứng trục điển hình, có xét đến sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng thặng dư theo thời gian trong quá trình gia tăng tải trọng tuyến tính theo nhiều cấp. Kết quả tính toán áp lực nước lỗ rỗng thặng dư và độ lún được so sánh với kết quả quan trắc tại hiện trường, đã cho kết quả tốt, có tính khả thi. Từ đó, các tác giả kiến nghị áp dụng phương pháp này vào tính toán thiết kế cho các công trình thực tiễn.