CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
2371 Một số bất cập trong tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức quan trắc biến dạng công trình ở Viêt Nam / // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 7 .- Tr.36 – 38 .- 690

Phân tích một số bất cập trong tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức công tác quan trắc biến dạng công trình ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc phục một số bất cập trong tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức công tác quan trắc nhằm nâng cao hiệu quả công tác quan trắc trong xây dựng và khai thác công trình.

2372 Nghiên cứu ảnh hưởng của cát giồng và tro bay đến tính cơ lý của bê tông cho giao thông nông thôn / TS. Nguyễn Đình Hùng, SV. Nguyễn Thiện Thành, SV. Phạm Minh Hậu, KS. Trịnh Tuấn Cẩu // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 6 .- Tr.87 – 92 .- 690

Nghiên cứu thực nghiệm để xác định thành phần cấp phối của bê tông cấp phối của bê tông có mác từ 25Mpa đến 35Mpa và thì 15% cát giồng được thay thế bằng tro bay sẽ có cường độ nén nén tương đương với giá trị thiết kế. Trong khi đó, bê tông mác 35 Mpa thì tro bay thêm vào 10% khối lượng xi măng sẽ được cho cường độ như giá trị thiết kế. Các cấp phối đạt cường độ như giá trị thiết kế. Các cấp độ phối đạt cường độ cũng thỏa mãn điều kiện thi công. Khi sử dụng cát giồng và tro bay, cường độ chịu nén của bê tông phát triển chậm hơn so với bê tông thường truyền thống.

2373 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển cường độ bê tông cốt liệu thủy tinh / ThS. Phan Nhật Long // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.87 – 90 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu sự phát triển cường độ của vật liệu này theo thời gian trong môi trường nước biển và nước ngọt. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương đồng về khả năng phát triển cường độ giữa bê tông cốt liệu thủy tinh và bê tông đá dăm trong môi trường bảo dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng trong môi trường nước biển, cường độ bê tông cốt liệu thủy tinh có xu hướng phát triển chậm dần theo thời gian so với môi trường khác. Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá tác động môi trường bảo dưỡng đến cường độ bê tông.

2374 Nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng muội silic đến cường độ chịu nén và độ thấm clo của vữa cường độ cao / Nguyễn Đình Hùng, Đoàn Hồng Lộc // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.69 – 73 .- 690

Việc sửa chữa và gia cường các kết cấu bê tông cốt thép bị ăn mòn trong môi trường ven biển là một trong những nhu cầu thực tế. Khi đó, vữa cường độ cao có độ linh động và độ thấm clo thấp sẽ được sử dụng. Do đó, cấp phối vữa cường độ cao sử dụng các vật liệu địa phương như cát, tro bay từ rác thải từ nhà máy nhiệt điện và muội silic được nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng, cấp phối vữa cường độ cao có 10% khối lượng cát truyền thống được thay thế bằng tro bay, có muội silic bằng 20% khối lượng xi măng và tỷ lệ phụ gia siêu dẻo từ 01% đến 5% sẽ có cường độ chịu nén cao, độ linh động cao, độ thấm clo hầu như không đáng kể.

2375 Nghiên cứu các tính chất cơ học của bê tông cốt sợi polypropylen forta-ferro / ThS. Lê Quỳnh Nga // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 6 .- Tr. 83 – 86 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm các tính chất cơ bản của bê tông cốt sợi đến các tính chất cơ học như cường độ nén, cường độ kéo uốn và mô-đun đàn hồi đã được xem xét. Hàm lượng cốt sợi sử dụng dao động từ 0 đến 0,5% theo thể tích. Không có sự thay đổi đáng kể đối với cường độ nén và mô đun đàn hồi, nhưng cường độ kéo uốn của bê tông cốt sợi polypropylen được tăng lên đáng kể so với bê tông xi măng thông thường.

2376 Nghiên cứu cải thiện tính năng của bi-tum 60/70 bằng nanoclay và EVA / PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy, KS. Lê Nho Thiện, KS. Trần Thanh Hà,… // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr. 95 – 99 .- 690

Trong công trình này, bằng phương pháp đưa trực tiếp 3% montmorillonit của Việt Nam và 5% EVA vào bitum đã nâng cao được tính chất cơ lý của bi-tum 60/70 của công ty ADCo. Kết quả thí nghiệm lưu biến cắt động với mẫu bitum biến tính nanoclay và copolyme etylen vinylaxetat cho thấy loại bitum biến tính polyme PMBII. Các mẫu bitum biến tính nanoclay có đặc tính G*/sin cao hơn hẳn so với bitum 60/70 thông thường ở cùng một điều kiện nhiệt độ. Đây là thông số quan trọng ghi nhận hiệu quả cải thiện chất lượng bitum của nanoclay theo hướng nâng cao khả năng kháng hằn vệt bánh xe của bê tông nhựa.

2377 Nghiên cứu chế tạo cảm biến đo biến dạng bê tông nhựa trong kết cấu áo đường / Trần Thị Kim Đăng, ThS. NCS. Ngô Ngọc Quý // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 6 .- Tr. 96 – 99 .- 690

Giới thiệu ngắn gọn về nguyên tắc của cảm biến đo biến dạng bằng lá điện trở, thiết kế, chế tạo cảm biến đo biến dạng của lớp bê tông nhựa và kết quả bước đầu ứng dụng để đo biến dạng của lớp bê tông nhựa trong kết cấu áo đường.

2378 Nghiên cứu đánh giá hiện tượng nứt trên mặt lớp móng đường sử dụng cấp phối đất đá thải mỏ than Quảng Ninh gia cố xi măng và giải pháp khắc phục / Th.NCS. Đỗ Văn Thái // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr. 83 – 86 .- 690

Trình bày vết nứt trên móng trên mặt đoạn đường thử nghiệm “ Sử dụng đất đá thải sau khai thác than ở Quảng Ninh gia cố xi măng làm móng mặt đường ô tô”, đồng thời đưa ra những nhận xét, đề xuất, hướng khắc phục tồn tại vết nứt nêu trên.

2380 Nghiên cứu khả năng dự đoán lún hằn vệt bánh xe trên Tỉnh lộ 25B / TS. Lê Anh Thắng, ThS. Nguyễn Trọng Tín // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr. 78 – 82 .- 690

Lún hằn vệt bánh xe là dạng hư hỏng phổ biến trên các tuyến đường chính, đặc biệt là những tuyến liên thông với các cảng lớn. Bài viết áp dụng tính toán hằn lún vệt bánh xe theo tài liệu của Cộng hòa Liên bang Nga vì nó gần gũi với các tài liệu về thiết kế kếu cấu áo đường mềm trong nước.