CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
2091 Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay thay thế xi măng và quy trình dưỡng hộ nhiệt ẩm đến mức độ phản ứng pozzolanic của hệ xi măng – tro bay / ThS. Nguyễn Lê Thi // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 03 .- Tr. 34-41 .- 624

Sử dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm để xác định tương quan giữa mức độ phản ứng pozzolanic (d.o.p) của tro bay với hàm lượng tro bay thay thế xi măng, nhiệt độ dưỡng hộ lớn nhất và thời gian đẳng nhiệt của quy trình dưỡng hộ nhiệt ẩm. D.o.p được xác định bằng phương pháp hòa tan chọn lọc.

2093 Thiết kế tối ưu đa mục tiêu cho kết cấu móng cọc / ThS. Lê Quang Hòa, ThS. NCS. Võ Duy Trung, GS. TS. Nguyễn Thời Trung // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Tr. 50-60 .- Tr. 50-60 .- 624

Nghiên cứu được thực hiện nhằm thiết kế tối ưu đa mục tiêu cho kết cấu móng cọc. Bài toán tối ưu đa mục tiêu được thành lập với hai hàm mục tiêu cụ thể là thể tích và độ lún của móng cọc. Biến thiết kế là chiều dài cọc và đường kính cọc. Hàm ràng buộc là các ràng buộc về ứng xử kết cấu gồm khả năng chịu tải, độ lún của móng cọc và giới hạn của biến thiết kế.

2094 Nghiên cứu sự làm việc của nhóm cọc chịu tải trọng đứng với các cọc có chiều dài khác nhau / TS. Phạm Tuấn Anh, KS. Nguyễn Đức Tịnh // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 03 .- Tr. 61-67 .- 624

Giới thiệu một phương pháp đơn giản, cho phép xét đến hiệu ứng nhóm cọc trong trường hợp các cọc có chiều dài khác nhau, giúp kỹ sư có thể dễ dàng áp dụng vào thực tiễn.

2095 Đánh giá an toàn nhà theo các cấp bão / PGS. TS. Nguyễn Võ Thông // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 03 .- Tr. 68-73 .- 624

Hàng năm ở nước ta, bão thường gây nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân, nhất là ở các vùng ven biển miền Trung Việt Nam. Để giảm thiểu các thiệt hại do bão gây ra, thì việc đánh giá được mức độ an toàn cho nhà theo các cấp bão là rất cần thiết để người dân chủ động có các biện pháp phòng chống bão cho phù hợp. Bài báo này trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề này.

2096 Kiến nghị về tính toán cốt đai cắt của dầm bê tông cốt thép chịu lực tập trung theo SP63.13330.2012 / PGS. TS. Lê Bá Huế // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 03 .- Tr. 74-78 .- 624

Giới thiệu tóm tắt phương pháp tính toán cốt đai (không có cốt xiên) của dầm bê tông cốt thép chịu lực tập trung theo SP63.13330.2012 của Nga. Qua bài báo, tác giả đã chỉ ra những khiếm khuyết trong các công thức thực hành và đề xuất qui trình tính toán mới, phù hợp hơn.

2097 Ứng dụng phương pháp dao động trong chẩn đoán cầu bê tông cốt thép / PGS. TS. Lê Thị Bích Thủy, ThS. Nguyễn Văn Có // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 1+2 .- Tr. 29-33 .- 624

Trình bày phương pháp chẩn đoán cầu bê tông cốt thép bằng phương pháp dao động và tính ứng dụng thực tế của nó.

2098 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thiết kế tường chắn đất có cốt khi sử dụng cốt là lưới địa kỹ thuật / TS. Hoàng Đình Đạm // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 1+2 .- Tr. 34-39 .- 624

Trên cơ sở nguyên tắc tính toán, kiểm toán tường chắn đất có cốt, nội dung của bài báo đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu tường chắn đất có cốt là lưới địa kỹ thuật (ĐKT), như nền đất tự nhiên, kích thước hình học của tường chắn, khoảng cách đặt lưới, sức chịu kéo của lưới, loại lưới, hệ số an toàn, hệ số ma sát giữa lưới và đất, nhằm mục đích thiết kế tường chắn đất có cốt hợp lý về kinh tế và kỹ thuật.

2099 Quy trình công nghệ chế tạo và thi công bê tông cốt liệu nhẹ trong điều kiện Việt Nam / TS. Nguyễn Tiến Dũng, TS. Đặng Thùy Chi, TS. Ngô Thị Thanh Hương, TS. Vũ Anh Thắng // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 1+2 .- Tr. 40-44 .- 624

Trình bày quy trình công nghệ chế tạo và thi công bê tông cốt liệu nhẹ. Các bước chính bao gồm: chuẩn bị vật liệu, thiết kế thành phần, nhào trộn, vận chuyển, đổ khuôn, hoàn thiện và bảo dưỡng. So với bê tông thường, các bước cần đặc biệt chú ý khi thi công cốt liệu nhẹ là: làm ẩm cốt liệu, quy trình nhào trộn, bơm bê tông, đầm lại bê tông và hoàn thiện bề mặt. Quy trình công nghệ này có xét đến điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

2100 Xác định khoảng cách giữa hai giếng thu nước mưa liền kề và thời gian tối đa cho phép nước mưa đọng trên mặt tuyến đường thẳng trong thiết kế hệ thống thoát nước đô thị / PGS. TS. Phạm Văn Thoan // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 1+2 .- Tr. 50-56 .- 624

Mở đầu bài báo, tác giả giới thiệu ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo, tác giả xây dựng các công thức xác định khoảng cách giữa hai giếng thu nước mưa liền kề, thời gian tối đa cho phép nước mưa đọng trên mặt tuyến đường thẳng trong thiết kế hệ thống thoát nước đô thị và các ví dụ tính toán minh họa. Cuối cùng, bài báo đưa ra các kết luận, kiến nghị quan trọng cần giải quyết.