CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1851 Đánh giá hiệu quả sử dụng bê tông nhựa lưu huỳnh ở Việt Nam / Nguyễn Văn Hừng, Lê Văn Phúc, Nguyễn Thanh Phong // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 91-59 .- 624

Kinh nghiệm sử dụng lưu huỳnh thay một phần nhựa đường trong sản xuất bê tông nhựa từ những năm 70 của thế kỷ trước, trên thế giới đã cho thấy khả năng làm việc và tuổi thọ của bê tông nhựa được cải thiện đáng kể, trong khi đó lại giảm chi phí sản xuất, thi công , sửa chữa. Bài báo đánh giá hiệu quả khi sử dụng lưu huỳnh thay thế một phần nhựa đường trong sản xuất bê tông nhựa, làm cơ sở cho việc sử dụng rộng rãi trong điều kiện khai thác ở nhiệt độ cao, phương tiện giao thông tăng nhanh ở Việt Nam hiện nay.

1852 Giải pháp nào cho giao thông thông minh và bền vững tại Việt Nam? / Trương Thị Mỹ Thanh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 4(721) .- Tr.15-17 .- 624

Nêu giải pháp cho giao thông thông minh tại Việt Nam trước tình trạng ô nhiễm môi trường, tai nạn và ùn tắc gia thông nghiệm trọng. Thống kê cho thấy, giao thông cá nhân (xe máy và ô tô) đang chiếm tới hơn 90% số chuyến đi hàng ngày tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Để giải quyết được thực trạng này, cần một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch và chiến lược phát triển giao thông đô thị. Trong đó, định hướng phát triển giao thông công cộng (GTCC) là nền tản có ý nghĩa quyết định.

1853 Nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả gia cường dầm bê tông bị nứt bằng vật liệu tấm sợi các bon CFRP / Nguyễn Trung Hiếu, Lý Trần Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.32-35 .- 624

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của dầm bê tông cốt thép (BTCT) chịu uốn bị nứt được gia cường bằng vật liệu tấm sợi các bon (CFRP). 6 mẫu dầm thí nghiệm có cùng kích thước hình dọc và cấu tạo cốt thép đã được gia cường kháng uốn bằng tấm sợi CFRP. Kết quả thí nghiệm thu được về cơ chế phá hoại, tải trọng nứt… cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tấm sợi CFRP trong gia cường kháng uốn cấu dầm BTCT bị nứt.

1854 Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện biên và kích thước vùng nghiên cứu đến kết quả dự báo và phân tích tai biến địa chất trong xây dựng công trình ngầm khi sử dụng phương pháp số / Nguyễn Quang Phích, Nguyễn Huy Vững, Ngô Doãn Hào, Nguyễn Trọng Tâm // .- 2019 .- Số 3(Tập 61) .- Tr.36-41 .- 624

Trong xây dựng các công trình ngầm thường gặp các khối đất đá có cấu trúc phức tạp, như cấu trúc phân lớp với các lớp đất đá có các thông số hình học và cơ học khác nhau. Các sự cố phá hủy từng xảy ra trong khối đất đá, do các đặc điểm địa chất phức tạp (tai biến địa chất) rất đa dạng, gây thiệt hại nhiều về con người và cơ sở hạ tầng. Nhiều phương pháp đã được áp dụng để nghiên cứu dự báo các dạng và quy mô của tai biến địa chất, trong đó các phương pháp số góp phần đắc lực. Tuy nhiên, vì miền khảo sát là không đồng nhất, nên trong thực tế vẫn còn các tai biến địa chất chưa dự báo được hết, nếu không cẩn trọng khi xây dựng mô hình tính, như việc lựa chọn kích thước miền nghiên cứu, điều kiện biên. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mô phỏng sử dụng phần mềm FLAC 2D, chú ý đến ảnh hưởng của sự phân bố các lớp đá, kích thước miền nghiên cứu, ảnh hưởng của việc lựa chọn, thay thế điều kiện biên và ảnh hưởng của khoảng cách giữa đường hầm và mặt ranh giới giữa khối đá rắn cứng với lớp phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy luật biến đổi cơ học phức tạp và đa dạng, khác xa so với các lời giải giải tích sử dụng các mô hình đơn giản. Đồng thời kết quả nhận được cũng cho thấy, khi giải quyết một vấn đề thực tế, với khối đất đá có cấu trúc phức tạp, cần thiết phải rất linh hoạt và thận trọng trong việc xây dựng bài toán với các dữ liệu thích hợp.

1855 Nghiên cứu kết cấu nhịp cầu Extradosed có sườn bằng bản thép lượn sóng / Hồ Xuân Nam // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 8-11 .- 624

Phân tích kết cấu cầu Extradosed với sự kết hợp cả hai ưu điểm của kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực bằng các dây văng với các sườn bằng thép lượn sóng. Kết quả tính toán phương án cầu Extradosed có dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực và dầm bê tông cốt thép dự ứng lực có sườn thép bằng thép lượn sóng cho thấy dầm có sườn bằng bản thép lượn sóng có nhiều ưu điểm, do đó sẽ thích hợp để áp dụng trong các trường nhịp lớn, trong đô thị và thi công nhanh.

1856 Phân tích tìm hiểu các thông số ảnh hưởng đến sự tương tác của đường ray không khe nối đạt trên cầu đường sắt / ThS. Phạm Thị Loan, ThS. Chu Quang Chiến // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 12-17 .- 624

Tìm hiểu và phân tích các thông số của kết cấu cầu, của kết cấu tầng trên đường ray cũng như một số tác động ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự làm việc tương tác của cầu và đường ray, vì đây là những số liệu hết sức cần thiết trong tính toán kết cấu, cũng như cung cấp những hiểu biết hữu ích cho cả quá trình khai thác và bảo dưỡng sữa chữa các tuyến đường sắt sau này.

1857 Nghiên cứu sử dụng đá thải đào hầm cho bê tông vỏ hầm / TS. Trần Thu Hằng // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 18-21 .- 624

Nghiên cứu việc tận dụng đá thải làm cốt liệu thô cho bê tông vỏ hầm thông qua việc phân tích một dự án đã thực hiện ở Việt Nam. Các đặc trưng của bê tông vỏ hầm làm từ đá tái chế được phân tích và so sánh với bê tông vỏ hầm làm từ đá mua mới tại mỏ. Các kết quả cho thấy triển vọng của việc thay thế đá mới bằng đá thải đào hầm ở nước ta.

1858 Đánh giá ổn định của nền đắp gia cố bằng vải địa kỹ thuật không dệt khi sử dụng vật liệu đắp khác nhau / Huỳnh Võ Duyên Anh, KS. Phạm Tuấn Dũng // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 22-27 .- 624

Khảo sát sự xuất hiện của hiện tượng rào cản mao dẫn trong nền đắp gia cố bằng nonwoven geotextile, đánh giá ổn định tổng thể, cục bộ của nền đường gia cố khi xét đến ảnh hưởng của hiện tượng rào cản mao dẫn và chức năng thoát nước của nonwoven geotexile. Trong nghiên cứu này, hai loại vật liệu đắp nền (đất cát và đất sét), hai loại vật liệu địa kỹ thuật (geogrid, nonwoven geotexile) được sử dụng. Quá trình mưa thấm được mô phỏng trong modul SEEP/W ver 2012, sau đó kết quả được tích hợp vào modul SLOPE/W ver. 2012 để tính toán hệ số ổn định cho mái dốc.

1859 Nghiên cứu xác định hệ số chất lượng của đá dăm trong việc thiết kế thành phần và dự báo cường độ của bê tông xi măng / TS. Hồ Văn Quân // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 28-32 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu xác định cường độ nén của bê tông xi măng và hệ số chất lượng của đá dăm (các hệ số A và A1) ở khu vực thành phố Đà Nẵng. Các loại bê tông xi măng sử dụng trong nghiên cứu này có tỉ lệ nước – xi măng là 0,48; 0,45; 0,39; 0,36. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ số chất lượng A và A1 của đá dăm ở khu vực thành phố Đà Nẵng có các giá trị tương ứng là 0,60 và 0,39.

1860 Giải pháp kết hợp chống đá rơi trên đường cao tốc / TS. Nguyễn Châu Lân // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 06 .- Tr. 35-39 .- 624

Trình bày một giải pháp thiết kế kết hợp giữa các giải pháp, sử dụng một số vật liệu khác nhau nhằm gia cố mái dốc đá chống đá rơi. Phần mềm Plaxis được dùng để tính toán và cho phép tối ưu hóa các giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình.