CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
481 Quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng : thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả / Nguyễn Thị Kim Quyên, Phan Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 01 - Tháng 01 .- Tr. 31-38 .- 658.3
Bài viết tập trung phân tích, đánh giá, làm rõ sự cần thiết, nội dung và thực trạng của công tác quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động ngân hàng.
482 Ảnh hưởng của biểu hiện vật chất tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến hành vi tiêu dùng của khách hàng / Trần Thị Mai Nguyên, Trịnh Thị Lạc, Trần Thị Ái Diễm, Nguyễn Thị Hương Giang // .- 2024 .- Số 01 - Tháng 01 .- Tr. 39-46 .- 658
Bài viết phân tích định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biểu hiện vật chất bao gồm điều kiện môi trường xung quanh, thiết kế vật chất và nhân viên ngân hàng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Kết quả cho thấy, môi trường xung quanh, thiết kế vật chất đều ảnh hưởng đến 03 nhân tố đo lường hành vi tiêu dùng của khách hàng, nhưng nhân viên ngân hàng chỉ tác động đến doanh số và lợi nhuận, không ảnh hưởng đến tỉ lệ giữ chân khách hàng. Dựa trên kết quả phân tích định lượng, nhóm tác giả nêu một số giải pháp để cải thiện hành vi tiêu dùng của khách hàng trong thời gian tới.
483 Nâng cao hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh : trường hợp nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao / Trần Thị Vân Anh, Trần Quang Trung, Nguyễn Thị Thuỷ // .- 2023 .- Số 243 - Tháng 12 .- tR. 92-100 .- 657
Quản lý vốn SXKD trong DN được thực hiện qua các khâu, như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát việc huy động và sử dụng vốn SXKD. Từ phân tích thực trạng tình hình quản lý vốn SXKD tại CTCP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn SXKD tại công ty (CT) nói riêng và của các DN nông nghiệp nói chung.
484 Thực trạng và giải pháp căn cơ để phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam bền vững / Nguyễn Thị Mai Anh, Nguyễn Thị Thanh Nhi // .- 2023 .- Số 243 - Tháng 12 .- Tr. 42-48 .- 658
Bài viết nghiên cứu các vấn đề cơ bản về trái phiếu DN và phân tích tổng quan thị trường trái phiếu DN Việt Nam, nêu ra một số hiện trạng đáng quan tâm, đánh giá các chính sách giải quyết của Nhà nước và đưa ra một số khuyến nghị.
485 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hủy niêm yết của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2021 / Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Uyển Nhi // .- 2023 .- Số 243 - Tháng 12 .- Tr. 69-75 .- 658
Kết quả nghiên cứu từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam cho thấy, nhóm yếu tố về áp lực lợi nhuận và giá trị DN sẽ có quan hệ cùng chiều với rủi ro về hủy niêm yết. Ngược lại, các yếu tố khác như tỷ suất sinh lời, quy mô DN và ý kiến kiểm toán cũng ảnh hưởng và có quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc này. Nghiên cứu mở rộng kiến thức lý thuyết và thực tiễn về hủy niêm yết, làm cơ sở để phát triển và cung cấp các bằng chứng về rủi ro hủy niêm yết trên một TTCK cận biên như Việt Nam.
486 Vận dụng phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FPT thông qua thước đo giá trị EVA / Lê Thị Ánh // .- 2023 .- Số 243 - Tháng 12 .- Tr. 26-32 .- 657
Bài viết này sẽ trình bày cách vận dụng thước đo giá trị EVA trong phân tích hoạt động tại DN FPT.
487 Vai trò của thiết chế xã hội đối với sự phát triển con người : một số vấn đề lý luận / Nguyễn Thị Lê // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 7-9 .- 658
Trong những thập kỉ gần đây phát triển con người (PTCN) lấy con người làm mục tiêu tối thượng của sự phát triển đã trở thành cách tiếp cận chủ đạo trong các diễn ngôn về sự phát triển. Bài viết làm rõ vai trò của TCXH đối với PTCN thông qua năng lực cá nhân và năng lực xã hội. Để thúc đẩy PTCN của một cộng đồng hay một quốc gia, cần có chính sách thúc đẩy các TCXH có khả năng thúc đẩy sự phát triển năng lực của mỗi con người cũng như tạo ra năng lực xã hội mà ở đó mỗi người đều có thể phát huy năng lực của mình, mở rộng cơ hội lựa chọn và có thể sống theo những lựa chọn mà họ mong muốn.
488 Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Thư, Nguyễn Tiến Minh // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 13-15 .- 658
Bài viết đánh giá việc gia tăng số lượng người dùng điện thoại di động ở Việt Nam không chỉ phản ánh sự phát triển của thị trường di động ở Đông Nam Á mà còn mở ra cơ hội cho TMĐT di động, đặc biệt tập trung vào các thách thức và cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại cho DNVVN, cùng với sự tác động của các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam. Cung cấp cái nhìn tổng quát về sự tích hợp của TMĐT di động vào hoạt động kinh doanh của DNVVN, nhằm tăng cường khả năng thích ứng và cạnh tranh của họ trong môi trường kinh tế quốc tế đang thay đổi, bao gồm các đề xuất cụ thể để hỗ trợ và tối ưu hóa việc sử dụng TMĐT di động trong các DNVVN Việt Nam.
489 Hợp tác điều trị, dự phòng y tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay / Nguyễn Vũ Ngọc Huyền // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 16-18 .- 658
Y tế là một điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hiện nay. Với khoảng ba thập kỷ kể từ những chương trình viện trợ đầu tiên của USAID triển khai tại Việt Nam, những lĩnh vực hợp tác của hai bên đã mở rộng và đa dạng hóa hơn rất nhiều. Những phương diện nổi bật trong hợp tác của hai quốc gia phải kể đến là sự hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động điều trị, dự phòng các dịch bệnh toàn cầu như HIV/AIDS, SARS, Lao, Cúm gia cầm...đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực và góp phần giúp tình trạng sức khỏe dân cư tại Việt Nam ngày càng được cải thiện.
490 Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe giai đoạn 2000-2020 / Vũ Đăng Linh // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 19-21 .- 658
Bài viết này đưa ra cái nhìn tổng quan về sự tham gia kinh tế của Trung Quốc tại khu vực LAC, đặc biệt tập trung vào thương mại, FDI của Trung Quốc. Đồng thời, bài viết phân tích, so sánh quan hệ thương mại của Mỹ và EU với LẠC, đầu tư của Mỹ và EU vào khu vực LAC để có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình mở rộng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc với LAC. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra đánh giá về ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc với khu vực LẠC và đưa ra kết luận về tác động của điều này đối với triển vọng tương lai của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-LAC.