CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
241 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Võ Mai Trang // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 93-96 .- 658

Bài viết này tập trung phân tích và đánh giá kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhằm gợi ý một số cơ chế chính sách, góp phần đưa hạ tầng số của Việt Nam phát triển cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới, trở thành động lực phát triển nền kinh tế số.

242 Tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh / Lê Thị Mai Hương // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 10-15 .- 330

Bài viết dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành trong giai đoạn 2010- 2022, đồng thời dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế xanh của Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận thông qua chỉ tiêu gia tăng quy mô GRDP. Cơ cấu GRDP đã sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của thành phố; Mức độ mở cửa nền kinh tế, năng suất lao động, hệ số GINI, hệ số HDI, trình độ học vấn của lao động Thành phố Hồ Chí Minh đều có sự cải thiện đáng kể.

243 Mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam / Phạm Thu Hằng // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 16-19 .- 330

Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) với nhiều vai trò và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, được coi là giải pháp hữu hiệu để Việt Nam cũng như các quốc gia toàn cầu sớm đạt được SDGs theo khuyến nghị của UN đưa ra. Theo đó, các giải pháp thúc đẩy mô hình KTTH ở Việt Nam nhằm đạt được SDGs đến năm 2030 là: (1) đưa KTTH vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển các cấp; (2) điều chỉnh và tối ưu hóa các chiến lược phát triển khoa học công nghệ ở các cấp nhằm tăng cường hiệu quả mô hình KTTH; (3) huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội phát triển mô hình KTTH; (4) nâng cao nhận thức toàn dân về KTTH thu hút được sự quan tâm rộng khắp của toàn bộ xã hội về việc thực hiện, thúc đẩy và phát triển KTTH trong hiện tại và tương lai.

244 Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán và giải pháp về đào tạo kế toán trong xu hướng chuyển đổi số / Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 20-24 .- 330

Cung cấp một bản phác thảo về các ứng dụng cơ bản của chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, từ đó đưa ra một số giải pháp về đào tạo kế toán để đạt được mục tiêu đào tạo các chuyên gia kế toán vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại để phát triển toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số.

245 Hoàn thiện cơ chế hô trơ tiếp cân tài chính cho khởi nghiệp ở tinh Hà Giang / Nguyễn Xuân Điền, Nguyễn Văn Quyết // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 25-29 .- 658

Cơ chế tài chính cho khởi nghiệp bao gồm tổng thể các phương tiện/ công cụ và những phương pháp/cách thức tương tác tài chính chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của một bên và lợi ích đổi lại cho bên còn lại trong toàn bộ quá trình khởi nghiệp. Cơ chế này được hình thành và được hoàn thiện qua nhiều giai đoạn, có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó mỗi chủ thể có vai trò nhất định. Bởi vậy, việc hoàn thiện nó được thực hiện theo những bước đi hợp ly bằng các giải pháp khả thi, đồng thời phải đảm bảo có sự tham gia của những chủ thể trên và tương quan lợi ích của họ được đảm bảo hài hòa.

246 Góc nhìn khác về tác động giảm nghèo của tài chính vi mô / Nguyễn Thị Hoài Thu // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 30-33 .- 330

Các kết quả này bắt nguồn từ một số vấn đề như tài chính vi mô có thể làm cho người có thu nhập thấp rơi vào vòng xoáy nợ nần và không thể thoát nghèo, những hộ gia đình nghèo nhất có thể đang không tiếp cận được với tài chính vi mô, các mối quan hệ xã hội của người nghèo có thể bị suy giảm trong quá trình triển khai các dịch vụ tài chính vi mô. Từ việc phân tích các vấn đề này, một số hàm y chính sách được đề xuất để nâng cao vai trò giảm nghèo của tài chính vi mô.

247 Nhân tố chính ảnh hưởng tới minh bạch ngân sách của chính quyền địa phương cấp tinh ở Việt Nam / Phan Thị Thu Hiền, Ngô Thị Thu Hồng // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 34-39 .- 330

Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu minh bạch ngân sách thông qua chỉ số POBI từ năm 2017-2021, và các chỉ số phản ánh nhân tố quản trị và nhân tố tài chính từ năm 2017-2021. Kết quả cho thấy cả nhân tố quản trị, nhân tố tài chính và nhân tố kinh tế - xã hội đều tác động có y nghĩa thống kê tới minh bạch ngân sách của chính quyền địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam.

248 Đo lường hiệu ứng đòn bẩy của ti suất sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Mô hình TGARCH / Hoàng Thị Thu Hà, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Thu Thủy // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 40-45 .- 658

Bài báo này nhằm đo lường hiệu ứng đòn bẩy của tỷ suất sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên dữ liệu về giá đóng cửa của chỉ số VN30 trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2023. Bằng việc sử dụng mô hình TGARCH trong các trường hợp về phân phối của sai số ngẫu nhiên và thực hiện một số kiểm định giả thuyết cơ bản, kết quả chỉ ra rằng hiệu ứng đòn bẩy mang giá trị dương, điều này cho biết tin tức xấu trong quá khứ có tác động mạnh hơn tới độ biến động tương lai của tỷ suất sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với tin tức tốt.

249 Các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu khách hàng của các doanh nghiệp ngành nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam / Mai Thanh Giang, Nguyễn Việt Dũng // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 46-50 .- 658

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu khách hàng (PTKH) của các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam. Với số liệu nghiên cứu của 21 DN trong giai đoạn 2012 - 2023, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tỷ lệ dự phòng rủi ro khó đòi (DPRR), quy mô DN (QMDN), tài chính ngắn hạn (TCNH) có ảnh hưởng ngược chiều đến khoản PTKH với mức y nghĩa thống kê 1%. Các chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu (GRDT), số năm hoạt động (TUOI), doanh lợi doanh thu (DLDT), tỷ lệ hàng tồn kho (HTK), khả năng thanh toán (KNTT) có ảnh hưởng cùng chiều đến khoản PTKH với mức y nghĩa thống kê 1%. Không có bằng chứng thống kê cho thấy chi phí tài chính (CPTC), vòng quay tổng tài sản (VTS) có ảnh hưởng đến các khoản PTKH. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số hàm y chính sách trong xây dựng chính sách tín dụng thương mại của DN ngành nhựa và bao bì niêm yết tại Việt Nam.

250 Các yếu tố quản trị tạo nguồn lơi thế cạnh tranh marketing của doanh nghiệp thương mại bán lẻ và phương pháp đánh giá / Nguyễn Bảo Ngọc, Phùng Thị Thủy // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 61-66 .- 658

Bài viết được thực hiện nhằm xác lập quan niệm tiếp cận; nhận dạng 6 nhóm yếu tố với 30 yếu tố cấu thành và xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá các yếu tố quản trị tạo nguồn lợi thế cạnh tranh marketing của doanh nghiệp thương mại bán lẻ. Đồng thời để minh chứng, bài viết sử dụng các tiêu chí, phương pháp đánh giá này trong phân tích thực trạng và nêu ra một số vấn đề cấp thiết cần triển khai nhằm quản trị tối ưu các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh marketing của doanh nghiệp thương mại bán lẻ khi xâm nhập, định vị thế cạnh tranh cao trên thị trường bán lẻ Việt Nam.