CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
2111 Truyền thông chính sách của các ngân hàng trung ương trong thời kỳ lạm phát cao / Nguyễn Đình Trung // Ngân hàng .- 2022 .- Số 20 .- Tr. 49-53 .- 332
Bài viết giới thiệu nghiên cứu của GS. Mathias Hoffmann, GS. Emanuel Moench và các cộng sự (2022) về tác động của truyền thông chính sách NHTW trong việc giảm lạm phát kỳ vọng của hộ gia đình trong thời kỳ lạm phát cao.
2112 Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và triển vọng của Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp, Phạm Thị Trầm // Ngân hàng .- 2022 .- Số 20 .- Tr. 54-58 .- 330
Tổng quan chung về nông nghiệp hữu cơ; Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới; Hiện trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam; Nhận diện một số tiềm năng phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam; Những hạn chế trong phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam; Kết luận và khuyến nghị.
2113 Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển Hải quan / Đào Đức Hải, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Thu Loan // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 35-46 .- 658.4012
Đứng trước các yêu cầu và tính tất yếu của quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế, đồng thời xuất phát từ đặc thù nhiệm vụ của cơ quan cần cải thiện, đơn giản hóa thủ tục đối với hàng hóa qua biên giới, trong những năm qua ngành Hải quan là một trong những ngành đi đầu trong việc đổi mới tư duy chính sách, hoàn thiện chuẩn mực quản lý theo hướng hiện đại, tiệm cận và phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời chủ động tham gia hợp tác và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả.
2114 Kinh tế tuần hoàn và hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam / Trần Văn Dũng // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 47-49 .- 330
Phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Nền kinh tế tuần hoàn mở ra một xu thế mới của thời đại, thay thế nền kinh tế tuyến tính. Thách thức đặt ra với nền kinh tế tuyến tính hiện nay là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và việc xử lý các chất thải ra môi trường khó khăn. Vì vậy chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu, là một tư duy mới trong thời đại ngày nay.
2115 Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho tăng trưởng kinh tế / Nguyễn Thị Tuyết // Tài chính .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 50-53 .- 658.15
Nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu nhờ vào việc huy động thành công các nguồn lực tài chính và các nguồn lực lao động, tài nguyên để đầu tư sản xuất kinh doanh. Bài viết tập trung phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho tăng trưởng kinh tế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.
2116 Thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước / Phan Hồng Hải // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 54-56 .- 332.6
Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút, quản lý, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ đó khu vực kinh tế này đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bài viết trao đổi về thực trạng, lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm thực hiện thành công chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2023.
2117 Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt Nam / Hoàng Minh Đẹp, Phạm Văn Sơn, Trịnh Xuân Việt // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 57-62. .- 330
Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong tổng thể quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của nhà nước, hoạt động cơ cấu lại ngành Nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, song cũng còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành Nông nghiệp ở nước ta trong thời gian tới.
2118 Chính sách quản lý, khai thác kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất / Nguyễn Chí Hiếu // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 63-66 .- 658.4012
Mục tiêu nghiên cứu nhằm hoàn thiện chính sách quản lý, khai thác hiệu quả kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất. Nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ vụ quản lý hàng dự trữ, đồng thời, rà soát toàn bộ quy định pháp luật liên quan về vấn đề này. Nghiên cứu đánh giá thực trạng chính sách quản lý, sử dụng kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất, Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, khai thác hiệu quả kho dự trữ quốc gia chưa sử dụng hết công suất, chống lãng phí tài sản công.
2119 Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tài Việt Nam / Nguyễn Thế Bính, Trần Duy // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 67-69 .- 658.15
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trong chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, theo đó mọi người dân, doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu. Để hoàn thiện mục tiêu cần có sự tham gia của các cấp ngành cộng đồng xã hội. Các vấn đề cần thực hiện: Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính và dịch vụ thanh toán, đa dạng hóa kênh phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính, tăng cường hiểu biết về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.
2120 Cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi hội nhập lĩnh vực mua sắm công / Nghiêm Thị Thúy Hằng // .- 2022 .- Số 786 .- Tr. 70-74 .- 658
Hội nhập lĩnh vực mua sắm công trong những năm qua đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Việc tăng cường hoạt động đám phán ký kết các hiệp định thương mại tự do có nội dung mua sắm công đã khẳng định ý chí mục tiêu của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường mua sắm công thực sự minh bạch, hiệu quả, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, từ đó giúp nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.