CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1741 Tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên: nghiên cứu tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tại Hà Nội / Nguyễn Duy Thành, Đào Đức Trung // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 39-54 .- 658

Dựa trên quan điểm của lý thuyết trao đổi xã hội (SET), nghiên cứu này đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cùng với đặc điểm của người lao động đến sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính theo cả hai phương pháp đơn hướng và đa hướng với dữ liệu thu thập từ 453 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin truyền thông trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên, trong đó trách nhiệm pháp lý có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu cũng sử dụng các biến kiểm soát là giới tính và thâm niên làm việc. Kết quả cho thấy chỉ có thâm niên làm việc tác động đến sự gắn kết của nhân viên.

1742 Mối quan hệ giữa nhận thức, sự tham gia trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, và vốn tâm lý của nhân viên : vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức / Nguyễn Hồng Quân, Hà Phương Thảo, Lê Đức Duy, Đoàn Thị Thu Hương // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 55-71 .- 658

Xem xét tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội (CSR) và sự tham gia CSR đến vốn tâm lý của nhân viên và vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức. Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát trực tuyến với 500 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp thực hiện CSR trên địa bàn Hà Nội, kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy cả nhận thức CSR và sự tham gia CSR đều có tác động tích cực đến vốn tâm lý, đồng thời khẳng định vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức.

1743 Vai trò của cha mẹ trong việc sử dụng công nghệ của thế hệ GENZ / Phùng Thái Minh Trang, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Hóa // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 72-91 .- 658

Thế hệ Z (Gen Z) là lực lượng lao động nồng cốt đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của cha mẹ trong việc hình thành hành vi của Gen Z còn rất hạn chế, cả trong nước và quốc tế. Do đó, nghiên cứu sẽ lấp khoảng trống bằng cách kiểm tra sự ảnh hưởng của cha mẹ đến thái độ hướng đến công nghệ (TRI) và sử dụng công nghệ của Gen Z. Ba phương pháp được sử dụng là hồi quy đa biến, hồi quy logic thứ tự và cấu trúc tuyến tính. Dựa vào dữ liệu điều tra 640 sinh viên đại học tại Việt Nam từ tháng 5 đến 9/2022, nghiên cứu tìm thấy kiến thức công nghệ và học vấn của ba mẹ có ảnh hưởng đến TRI và sử dụng công nghệ của sinh viên. Kết quả này đồng nhất cho cả ba phương pháp và bao gồm các biến kiểm soát. Nghiên cứu hàm ý đến các nhà làm chính sách về vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc cung cấp nguồn nhân lực Gen Z chất lượng cao cho xã hội trong thời đại số.

1744 Tác động của chánh niệm đến ý định sử dụng dịch vụ kết nối vận tải của khách hàng tại Việt Nam / Hoàng Đàm Lương Thuý, Nguyễn Thu Hà // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 92-108 .- 658

Nghiên cứu tìm hiểu tác động của chánh niệm đến ý định sử dụng dịch vụ kết nối vận tải của khách hàng tại Việt Nam thông qua các biến trung gian nhận thức tính hữu ích, nhận thức dễ sử dụng và chuẩn chủ quan. Khảo sát được thực hiện với 229 khách hàng tại Việt Nam bằng bảng hỏi trực tuyến thông qua đường dẫn Google trong giai đoạn tháng 3-4/2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy chánh niệm tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ kết nối vận tải của khách hàng Việt Nam thông qua 2 biến trung gian là nhận thức hữu ích và chuẩn chủ quan. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị để thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ kết nối vận tải tại thị trường Việt Nam và hàm ý lý thuyết cho các nghiên cứu cùng chủ đề trong tương lai.

1745 Lượng giá giá trị du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyển Cát Bà sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng / Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Bình // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 109-124 .- 658

Bài viết này tính ước tính giá trị kinh tế từ hoạt động giải trí của khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Cát bà để thấy tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. Phương pháp chi phí du hành theo vùng được sử dụng với số liệu thu thập từ Ủy Ban Nhân Dân huyện Cát Hải và 450 mẫu phỏng vấn được thực hiện tại các địa điểm thuộc khu DTSQ Cát bà theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả cho thấy giá trị giải trí ròng của khu DTSQ Cát Bà trong dài hạn đạt 18.453.294 triệu đồng, trong đó giá trị thặng dư tiêu dùng của du khách từ hoạt động tham quan du lịch và giải trí tại khu DTSQ Cát Bà là 9.220.110 triệu đồng/năm, và doanh thu tiềm năng từ chi tiêu của du khách là 9.233.184 triệu đồng/năm. Lợi ích kinh tế từ dịch vụ giải trí của khu DTSQ Cát Bà này cao gấp 15 lần so với doanh thu thực tế từ các hoạt động du lịch hiện nay của địa phương. Khu DTSQ Cát Bà có thể cung cấp giá trị phúc lợi du lịch tiềm năng này nếu phát triển tốt cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các hoạt động giải trí, và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Kết quả này có thể giúp các nhà làm chính sách quản lý, quy hoạch, và xây dựng định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng.

1746 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm xanh : trường hợp xăng sinh học E5 / Bạch Ngọc Hoàng Ánh, Cao Quốc Việt, Hà Minh Trang // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 125- 140 .- 658

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng trên mẫu khảo sát gồm 539 người tiêu dùng tại TP.HCM để đánh giá thang đo và kiểm định mô hình bằng phương pháp phân tích SEM. Kết quả cho thấy chủ nghĩa hoài nghi xanh, sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường có tác động tiêu cực đến sự sẵn lòng tiêu dùng xăng E5; còn sự quan tâm đến môi trường có tác động tích cực. Trong đó, chủ nghĩa hoài nghi xanh có ảnh hưởng lớn nhất, và sự quan tâm đến môi trường có ảnh hưởng nhỏ nhất. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự sẵn lòng tiêu dùng sản phẩm xanh nói chung và sự sẵn lòng tiêu dùng xăng sinh học E5 nói riêng của người tiêu dùng tại TP.HCM.

1747 Điều hành chính sách của tiền tệ của ngân hàng nhà nước năm 2022 / Nguyễn Thị Mùi // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2023 .- Số 3+4 .- Tr. 52-57 .- 332.4

Bài viết nhìn lại việc điều hành chính sách của tiền tệ của ngân hàng nhà nước năm 2022, đồng thời nêu lên những vấn đề đặt ra cho công tác điều hành trong năm 2023.

1748 An ninh mạng và nhân lực ngành ngân hàng trong chuyển đổi số / Lê Danh Lượng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 1 .- Số 626+627 .- Tr. 4 - 6 .- 332.04

Bài viết này khái quát về tác động của an ninh mạng với hoạt động của ngân hàng số, thực trạng nguồn lực an toàn thông tin. Từ đó, đưa ra những kiến nghị đối với ngành ngân hàng nhằm phát triển nguồn lực đảm bảo an toàn thông tin cho hoạt động của ngân hàng số.

1749 Một số xu hướng mới trong hợp tác và chiến lược kinh tế chính trị khu vực trên thế giới hiện nay / Trần Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 7 - 9 .- 330

Hợp tác khu vực là một xu hướng quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ quốc tế hiện nay, bao gồm nhiều hình thức như thành lập tổ chức khu vực, các thỏa thuận hợp tác và thực hiện những dự án và sáng kiến hợp tác linh hoạt. Hiện nay, hợp tác khu vực đang thể hiện xu thế phát triển nhanh chóng và trở thành lựa chọn trọng tâm trong quan hệ đối ngoại của nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia thường tham gia đồng thời những thỏa thuận hợp tác khu vực khác nhau. Mặc dù vậy, với hình thức, quy tắc khác nhau, đan xen và cùng tồn tại, hợp tác khu vực không phải là sự thay thế cho hợp tác đa phương quốc tế mà là hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, tạo thành hệ thống hợp tác toàn cầu.

1750 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay / Mai Lan Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 10 - 12 .- 658

Bài viết phân tích những tác động của cuộc cách mạng 4.0 đến lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Gợi mở những vấn đề cần tiếp tuc quan tâm, giải quyết để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước trong bối cảnh cách mạng 4.0 nhanh, hiệu quả và bền vững.