CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1761 Tác động của chuyển đổi số và Fintech đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng / Hà Văn Sang // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 230 .- Tr. 54-59 .- 332.12

Nghiên cứu tác động của quá trình huyển đổi số và Fintech đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tập trung phân tích thực trạng chuyển đổi số và Fintech tại Việt Nam, đặc biệt là phân tích tác động của Fintech tới thị trường tài chính. Trên cơ sở đó, gợi mở một số kiến nghị và đề xuất.

1762 Các lý thuyết chính về quản trị công ty / Trần Thị Nga // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 1+2(232+233) .- Tr. 115-118 .- 658

Bài viết này tóm tắt bảy lý thuyết chính đang chi phối công tác quản trị công ty tại các doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và làm phong phú thêm kiến thức về quản trị công ty.

1763 Tác động của chuyển đổi số đến tổ chức bộ máy kế toán quản trị / Lê Thị Hậu // Kế toán & Kiểm toán .- 2023 .- Số 1+2(232+233) .- Tr. 80-84 .- 658

Nguyên cứu xem xét vai trò cũng như tác động của chuyển đổi só đến tổ chức bộ máy kế toán quản trị . Kết quả phân tích từ mẫu 20 đối tượng phỏng vấn thuộc các doanh nghiệp ở khu vực Hà Nội đã và đang áp dụng chuyển đổi số cho thấy kết quả thu nhận được rất tích cực và hài lòng khi doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số.

1764 Tác động của sự bất định tới khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt Nam / Đặng Văn Dân // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 21-26 .- 332.12

Nghiên cứu này xem xét tác động của sự bất định trong ngành Ngân hàng đối với rủi ro mất khả năng thanh toán (rủi ro vỡ nợ) của 30 ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2021. Sử dụng thước đo về độ bất định vi mô dựa trên sự phân tán theo mặt cắt của các cú sốc cấp độ ngân hàng, kết quả chỉ ra rằng mức độ bất định cao hơn trong ngân hàng có thể gia tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, thông qua chỉ số Z-score. Vì bằng chứng được thu thập từ tập dữ liệu đại diện tốt cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, phát hiện này chứng minh tầm quan trọng của sự ổn định trong ngành Ngân hàng trong việc đạt được mục tiêu duy trì tính an toàn và lành mạnh của từng thành viên tham gia thị trường.

1765 Đạo đức doanh nhân Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Cấn Văn Lực, Trần Thị Lan Hương, Phạm Thế Hùng // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 27-31 .- 658

Trình bày khái quát về đạo đức doanh nhân. Vai trò của đạo đức doanh nhân trong doanh nghiệp. Thực trạng đạo đức doanh nhân ở Việt Nam. Giải pháp nâng cao đạo đức doanh nhân gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển hội nhập.

1766 Tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm / Vũ Thị Hồng Yến // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 32-37 .- 332.12

Tập trung vào phân tích bản chất của việc cấp tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm, tính chất “động”, “luân chuyển” của tài sản là hàng tồn kho, các khoản phải thu, thực trạng quy định của pháp luật, thực tiễn thi hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến thể chế pháp lý về tài chính, ngân hàng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

1767 Hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Long góp phần phát triển kinh tế địa phương / Lý Nhật Trường // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 38-40 .- 332.12

Tăng trưởng tín dụng đúng định hướng và hiệu quả. Hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Long kiểm soát nợ xấu, bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động. Chuyển đổi số ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội. Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả. Hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Long đóng góp tích cực trong công tác an sinh xã hội địa phương. Hệ thống ngân hàng tỉnh Vĩnh Long luôn đồng hành, lắng nghe để phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp.

1768 Nguồn vốn đầu tư xanh từ khu vực nước ngoài tại Việt Nam : thực trạng và định hướng chính sách / Đào Hoàng Tuấn, Nguyễn Thị Nhung // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 51-59 .- 332.1

Bài viết có mục đích đánh giá thực trạng các nguồn vốn từ khu vực nước ngoài cho hoạt động đầu tư xanh và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Ba nguồn vốn được nghiên cứu bao gồm: (i) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh (FDI xanh); (ii) Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài xanh (FPI xanh); (iii) Nguồn viện trợ phát triển chính thức xanh (ODA xanh). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có những tăng trưởng nhất định trong suốt giai đoạn nghiên cứu, các nguồn vốn xanh từ khu vực nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động đầu tư xanh tại Việt Nam. Đặc biệt, nguồn vốn FPI xanh còn chưa phát triển do những hạn chế trong việc phát hành và giao dịch của các công cụ xanh như trái phiếu xanh hay cổ phiếu xanh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số định hướng chính sách nhằm tăng cường thu hút nguồn lực cho đầu tư xanh từ khu vực nước ngoài.

1769 Điều hành chính sách tiền tệ và sự phối hợp với chính sách tài khóa ở Việt Nam / Hoàng Xuân Quế, Hoàng Việt Hùng, Lê Huy Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 2-10 .- 332.4

Ở Việt Nam, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được duy trì và đảm bảo trong nhiều năm qua nhằm hướng tới một mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong bối cảnh biến động đột ngột và bất thường của nền kinh tế trong nước và thế giới các năm 2020 – 2022, chính phủ Việt Nam cũng đã đạt được những thành công về điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hiệu quả phối hợp hai chính sách này vẫn chưa cao, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp rõ ràng, khiến cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát vẫn là thách thức đối với nền kinh tế trong dài hạn. Diễn biến của thị trường quốc tế thời gian tới rất khó dự báo chính xác đòi hỏi cần nhịp nhàng và linh hoạt việc điều hành chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với chính sách tài khóa.

1770 Tác động từ cuộc xung đột địa chính trị Nga và Ukraine đến thị trường chứng khoán các quốc gia Châu Á : một tiếp cận từ phương pháp nghiên cứu sự kiện / Nguyễn Đức Trung, Lê Hoàng Anh, Lữ Hữu Chí, Đoàn Thị Cẩm Thư // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 307 .- Tr. 11-21 .- 330

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm sáng tỏ câu hỏi về việc liệu cuộc xung đột này có tác động và tác động ra sao đến thị trường chứng khoán một số quốc gia châu Á dựa trên cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu sự kiện. Kết quả cho thấy cuộc xung đột đã tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán ở các quốc gia: Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản dường như ít chịu ảnh hưởng hơn bên cạnh Philippines không cho thấy ảnh hưởng từ xung đột. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng về việc các nhà đầu tư đã có những phản ứng tức thời trước khi sự kiện xung đột chính thức xảy ra và tầm mức ảnh hưởng của sự kiện có khả năng kéo dài trong khoảng thời gian sau đó. Chúng tôi tin rằng nghiên cứu là thật sự hữu ích đối với cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư trong nước.