CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
12431 So sánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan / ThS. Nguyễn Minh Sáng, ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 5 (374)/2013 .- Tr. 29-34, 44. .- 332.12
Bài viết sử dụng phương pháp phi tham số với màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) dưới sự trợ giúp của phần mềm DEAP 2.1 nhằm phân tích hiệu quả nguồn lực của các NHTM Việt
12432 Phát triển liên kết thương hiệu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam / ThS. Phạm Quang Sỹ // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2013 .- Số 5 (374)/2013 .- Tr. 35-39. .- 332.12
Trình bày những nội dung chủ yếu của liên kết thương hiệu: phân loại liên kết thông qua tiếp xúc với các giác quan, phân loại theo kinh nghiệm thực tiễn; Thực trạng hoạt động phát triển liên kết thương hiệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam; Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển liên kết thương hiệu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
12433 Nghiên cứu tác động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu hàng tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh / Lê Đăng lăng, Võ Thị Hồng Hoa, Trần Thị Yến,… // Đại học Thủ Dầu Một .- 2012 .- Số 4 (6)/2012 .- Tr. 31-43. .- 658
Khám phá và kiểm định sự tác động của một số yếu tố chiêu thị đến giá trị thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh. Đầu tiên, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng đề xây dựng các thang đo nghiên cứu. Tiếp đến, kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm kiểm định các thang đo thông qua độ tin cậy Cronbach Alpha và giá trị EFA, giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bởi mô hình hồi quy bội MLR. Kết quả nghiên cứu khẳng định giá trị thương hiệu hàng tiêu dùng được đo lường bằng các thành phần: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, liên tưởng thương hiệu và trung thành thương hiệu; đồng thời quảng cáo và khuyến mãi đều có tác động làm tăng giá trị thương hiệu tổng thể, nhưng sự tác động đến thành phần của giá trị thương hiệu lại rất khác nhau.
12434 Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương / Trịnh Hoàng Hồng Huệ // Đại học Thủ Dầu Một .- 2012 .- Số 4 (6)/2012 .- Tr. 53-61. .- 330
Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá chung về vấn đề tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh Bình Dương từ khi tái lập tỉnh đến nay xét trên góc độ các yếu tố kinh tế; tăng trưởng gắn với công bằng và tiến bộ xã hội; tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên qua một số tiêu chí cụ thể sau: tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh và các vấn đề môi trường sinh thái – công bằng xã hội.
12435 Giá trị Nhật Bản – Một góc nhìn / Ngô Văn Lệ // Đại học Thủ Dầu Một .- 2012 .- Số 4 (6)/2012 .- Tr. 69-75. .- 327
Đi tìm giá trị Nhật Bản, dựa vào hai giai đoạn được xem là quan rọng nhất đối với sự phát triển của Nhật Bản ở thời cận – hiện đại lịch sử Nhật Bản. Ở giai đoạn Minh Trị Duy Tân giá trị Nhật bản được thể hiện ở chỗ là mạnh dạn trút bỏ những gì không còn phù hợp cho sự phát triển của đất nước hướng tới một cuộc cải cách. Trên con đường tiến hóa chung của lịch sử nhân loại, Nhật Bản đã tìm cho mình một con đường đi riêng dựa vào những đặc thù của lịch sử và điều kiện tự nhiên, tạo bước đột phá làm nên một kì tích, mà không phải tộc người nào trong bối cảnh như vậy có thể làm được.
12436 Kinh tế thế giới năm 2012 và triển vọng năm 2013 / TS. Nguyễn Bình Giang // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 188/2013 .- Tr. 3-10. .- 330
Kinh tế toàn cầu năm 2012 phục hồi chậm chạp nhất là ở các nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, tự do hóa thương mại khu vực và song phương được đẩy mạnh, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm tăng trưởng do thay đổi kỳ vọng của các nhà đầu tư và do thanh khoản kém. Các ứng phó chính sách vẫn chủ yếu xoay quanh nới lỏng tiền tệ, kích cầu và tái cấu trúc ngân hàng. Kinh tế toàn cầu năm 2013 có thể tăng nhanh hơn, song không có sự chuyển biến lớn. Những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 là thắt chặt tài chính ở Mỹ và khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như nguy cơ một cú sốc giá dầu do chiến tranh ở Trung Đông.
12437 Chất lượng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, TS. Phạm Thị Thanh Hồng // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 188/2013 .- Tr. 16-25. .- 330
Phân tích chất lượng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây, đánh giá những thành tựu và hạn chế chủ yếu, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập, hướng đến một cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tối ưu và hiện đại trong thời gian tới.
12438 Tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh / TS. Nguyễn Thị Bích Loan, ThS. Bùi Đức Nhã // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 188/2013 .- Tr. 34-38. .- 336.31
Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động của thị trường tài chính quốc gia nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Bài viết nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ tới hoạt động của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007-2012 thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của chính sách tiền tệ (cung tiền M2, lãi suất, tỷ lệ lạm phát) và chỉ số VN-Index.
12439 Bàn về việc sử dụng thông tin tài chính trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp / PGS. TS. Hoàng Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 188/2013 .- Tr. 50-55. .- 332
Chất lượng của thông tin tài chính được quyết định bởi hệ thống kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng trong việc ghi chép giao dịch và lập báo cáo tài chính và tính minh bạch trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Bài viết nhằm thảo luận một số khía cạnh cơ bản của chế độ kế toán Việt Nam cũng như ảnh hưởng của nó đến thông tin tài chính mà nhà phân tích cần “xử lý” trước khi sử dụng trong các quyết định quản lý và đầu tư.
12440 Chất lượng đào tạo kinh tế, quản lý công nghiệp: Phương pháp đánh giá và các nhân tố / GS. TS. Đỗ Văn Phức, Đoàn Hải Anh // Kinh tế & phát triển .- 2013 .- Số 188/2013 .- Tr. 66-73. .- 330
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế luôn là vấn đề cấp thiết ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Bài viết giới thiệu những kết quả nghiên cứu về phương pháp đánh giá và các nhân tố của chất lượng đào tạo chuyên ngành kinh tế, quản lý công nghiệp cụ thể ở trường (viện).