CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
12451 Giải pháp giảm bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam / TS. Hạ Thị Thiều Dao, ThS. Phạm Thị Tuyết Trinh // Nghiên cứu kinh tế .- 2013 .- Số 1 (416)/2013 .- Tr. 12-23. .- 330

Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô cho thấy Việt Nam đã thực sự rơi vào trạng thái bất ổn kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân của bất ổn kinh tế vĩ mô đến từ tác động bên ngoài (luồng vốn vào ròng, khủng hoảng kinh tế thế giới), đến từ bản thân chính sách tiền tệ lỏng lẻo dẫn đến bong bóng bất động sản và chứng khoán; chính sách tài khóa mở rộng dẫn đến lạm phát, gia tăng mặt bằng lãi suất trong nước, tăng nợ nước ngoài và đến từ tác dụng phụ của chính sách khi phản ứng không đúng liều với những cú sốc từ bên ngoài. Bài viết lý giải một số nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên và đưa ra một số gợi ý chính sách.

12452 Một số bất cập khi phát triển mô hình ngân hàng đa năng tại Việt Nam / Trần Thanh Bình, Vũ Chí Dương // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 76-86. .- 332.12

Trong những nghiên cứu về mô hình ngân hàng đa năng cũng như thực tế về việc cung cấp các dịch vụ tài chính dưới cùng một tổ chức cho thấy những nhận định trái chiều nhau. Nghiên cứu tại những nước có các thể chế hỗ trợ thị trường phát triển cho thấy những lợi ích của mô hình, trong khi nghiên cứu tại các nước có thị trường kém phát triển hơn thường nảy sinh những mâu thuẫn về lợi ích. Bài viết giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về mô hình ngân hàng đa năng tại một số nước phát triển, đồng thời thực hiện đánh giá thực trạng phát triển ngân hàng đa năng tại Việt Nam.

12453 Làm cán bộ tín dụng hiện nay – dễ hay khó / Nguyễn Thị Thu Sương // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 96-107. .- 332.12

Giới thiệu vai trò của nghiệp vụ tín dụng đối với ngành ngân hàng, về nhận thức và trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với nghề, về những yêu cầu phải có trong nghề nghiệp. Những áp lực của cán bộ tín dụng trong giai đoạn hiện nay và những giải pháp cân bằng áp lực để cán bộ tín dụng phát huy hết trách nhiệm đối với nghề nghiệp.

12454 Vốn chủ sỡ hữu trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn / ThS. Lê Thị Lợi // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 90-95. .- 332.12

Tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển của các ngân hàng thương mại, các vấn đề phát sinh trong quản trị vốn chủ sỡ hữu của các ngân hàng thương mại. Một số định hướng và gợi ý điều hành quản trị vốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

12455 Một số giải pháp để phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam / PGS. TS. Lê Hoàng Nga, Ngô Hoài Bắc // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 103-107. .- 332.12

Trình bày thực tế hoạt động của các thị trường bộ phận: Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, hệ thống thông tin trên thị trường liên ngân hàng, hệ thống công nghệ của thị trường liên ngân hàng, những tồn tại và nguyên nhân. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam.

12456 Ổn định tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với Việt Nam / ThS. Phan Minh Anh, ThS. Nguyễn Vũ Phương // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr.130-137. .- 332.12

Trình bày định nghĩa và thực tiễn nhận thức chung về ổn định tài chính. Mô hình thực hiện ổn định tài chính của Thụy Điển, Ấn Độ, Indonesia và một số bài học đối với Việt Nam; Một số gợi ý đối với Việt Nam về chức năng ổn định tài chính.

12457 Phát triển vốn nhân lực ngành tài chính – ngân hàng – các bài học kinh nghiệm trong khu vực / Ngân hàng // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 138-143. .- 332.12

Nhận diện 10 thách thức và xu hướng nhân lực như: Nhu cầu sử dụng nhân lực tiếp tục gia tăng; tái cấu trúc, sáp nhập và khả năng thích ứng của nhân sự cấp cao; nhân lực chuyên gia và quản lý cấp trung cấp tiếp tục khan hiếm; lời từ biệt của thế hệ 5X; sự gia tăng ảnh hưởng của thế hệ 8X; trả lương theo hiệu quả lao động; sàng lọc nhân sự là một xu hướng tất yếu; nhu cầu tái đào tạo tân tuyển; nhu cầu tiêu chuẩn hóa năng lực nhân sự; nâng cao năng suất lao động. Phát triển chuẩn mực và năng lực cho nguồn nhân lực ngành – các bài học kinh nghiệm trong khu vực…

12458 Hiệu ứng ngưỡng chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kiểm định bằng phương pháp Bootstrap / PGS. TS. Sử Đình Thành // Phát triển kinh tế .- 2013 .- Số 268/2013 .- Tr. 12-22. .- 330

Ngưỡng chi tiêu công là điểm ở đó bất kì sự gia tăng chi tiêu công thấp hơn mức giá trị này sẽ có hiệu ứng tích cực, trong khi lớn hơn sẽ có hiệu ứng âm lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế bằng ước lượng mô hình ngưỡng với ba đo lường của chi tiêu công so với GDP: Chi tiêu công tổng thể, chi thường xuyên và chi đầu tư. Bằng việc sử dụng dữ liệu năm (1989 – 2011) và phương pháp Bootstrap của Hansen (1996, 1999, 2000), tác giả đã phát hiện có sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế với chi tiêu công tổng thể và chi thường xuyên ở Việt Nam, lần lượt với mức ngưỡng là 28% GDP và 19% GDP. Nghiên cứu chưa phát hiện mức ngưỡng chi đầu tư.

12459 Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2012 và xu hướng năm 2013 / TS. Hạ Thị Thiều Dao // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 16-22. .- 339

Đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô qua ba mục tiêu: tăng trưởng, ổn định giá cả và kinh tế đối ngoại. Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

12460 Cơ chế mục tiêu lạm phát: Lý thuyết và triển vọng ứng dụng tại Việt Nam / TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch // Ngân hàng .- 2013 .- Số 2+3/2013 .- Tr. 28-34. .- 330

Trình bày sơ lược sự tiến hóa của lý thuyết tiền tệ như nền tảng lý luận và phương pháp của chính sách tiền tệ và điều tiết tiền tệ, luận chứng sự cần thiết thực hiện cơ chế mục tiêu lạm phát của chính sách tiền tệ trong mô thức chính sách kinh tế mới dựa trên lý thuyết trọng cung với trọng tâm hướng vào lạm phát thấp và tổng cung, phân tích những điều kiện, giải pháp và triển vọng áp dụng cơ chế mục tiêu này tại Việt Nam.