CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
11931 Vận dụng công cụ “Kế toán môi trường” trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp / TS Lê Doãn Hoài // Nghiên cứu khoa học kiểm toán .- 2014 .- Số 77 tháng 3 .- Tr. 39-43 .- 657
Bài viết xem xét sự hài hòa của các chính sách về kế toán môi trường và ảnh hưởng của nó trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh cũng như đưa ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
11932 Một số vấn đề về quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty mẹ- con trong khu vực doanh nghiệp nhà nước / ThS. Ngô Thị Thu Hà // Nghiên cứu khoa học kiểm toán .- 2014 .- Số 77 tháng 3 .- Tr. 44-47 .- 332.1
Trình bày mô hình công ty mẹ- con, xu hướng tất yếu của thế giới, Chủ sở hữu vốn Nhà nước vừa quản lý kiêm cả kinh doanh- sản xuất, hoạt động thiếu công khai- minh bạch, bộ máy nhân sự cồng kềnh- kém hiệu quả, đổi mới triệt để cơ chế- sớm cổ phần hóa các DN không cần giữu vốn.
11933 Tổng quan về khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả / ThS. Đỗ Việt Hùng // Ngân hàng .- 2014 .- Số 6 tháng 3 .- Tr. 2-8 .- 658
Trình bày khái miện, mục tiêu, công cụ của chính sách an toàn vĩ mô, đồng thời đi sâu tìm hiểu mối tương tác giữa chính sách an toàn vĩ mô với các chính sách vĩ mô khác cũng như những yếu tố quyết định một khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô hiệu quả.
11934 Bẫy thu nhập trung bình tại Trung Đông – Bắc Phi: Trường hợp Ixraen / Bùi Nhật Quang // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 68-76 .- 658
Sơ lược về tình hình kinh tế Trung Đông – Bắc Phi; đánh giá tổng thể về thực trạng phát triển kinh tế của khu vực Trung Đông – Bắc Phi và bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đi sau.
11935 Thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và định hướng / Nguyễn Chiến Thắng, Bùi Thị Hồng Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 59-67 .- 332.673
Bài viết phân tích các nhân tố tác động đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng thu hút hiệu quả các dự án đầu tư có chất lượng của Hàn Quốc.
11936 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012 / Phạm Thị Nga // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 53-58 .- 330
Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2012, bài viết đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong những năm tiếp theo nhằm phù hợp với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, với mục tiêu đưa Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển vào năm 2020.
11937 Đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động tại Đà Nẵng / Võ Xuân Tiến // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 44-52 .- 330
Bài viết nêu lên những vấn đề cần giải quyết để việc đào tạo nghề tại Đà Nẵng phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện có hiệu quả quá trình chuyển dịch và phát triển kinh tế của thành phố.
11938 Chuỗi giá trị toàn cầu và gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Việt Khôi // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 38-43 .- 658
Bài viết cung cấp những quan điểm về chuỗi giá trị toàn cầu, phân tích những hoạt động giúp chuỗi phát triển, cũng như đưa ra nhận định xu hương, đề xuất các sự lựa chọn để Việt nam tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa kinh tế.
11939 Quan niệm và tính thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Phí Mạnh Hồng, Trần Đình Thiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 31-37 .- 332.4
Cơ chế thị trường là một cơ chế kinh tế hiện thực, đã được xác lập một cách vững chắc trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Một quốc gia dựa trên nền tảng thị trường để phát triển kinh tế có theerr không chắc chắn thành công, song một quốc gia..
11940 Tăng trưởng bao hàm: nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam / Phạm Minh Thái, Lê Kim Sa // Nghiên cứu kinh tế .- 2014 .- Số 3(430) tháng 3 .- Tr. 23-30 .- 330
Bài viết phân tích thực trạng mô hình tăng trưởng vì người nghèo ở Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thách thức của mô hình này, đồng thời đề xuất mô hình tăng trưởng bao hàm như là một giải pháp hữu hiệu bổ sung cho mô hình tăng trưởng vì người nghèo, nhằm đảm bảo cho sự phát triển và giảm nghèo bền vững ở Việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.