CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
11241 Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015–2020 / Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 2-24 .- 330

Phân tích các rào cản và hạn chế của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT); đồng thời kết hợp học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các bằng chứng từ dữ liệu thứ cấp cũng như dữ liệu nghiên cứu định tính để đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển CNHT ở VN. Kết quả nghiên cứu xác định 5 lĩnh vực cần tập trung phát triển bao gồm: Linh kiện, phụ tùng từ ngành cơ khí, nhựa - cao su, thiết bị điện - điện tử, CNHT dệt may, giày da. Để phát triển CNHT đúng hướng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp; trong đó, trọng tâm nhất là kiện toàn tổ chức thực hiện phát triển CNHT, hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp CNHT VN.

11242 Chi tiêu công, vốn con người và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển / Sử Đình Thành, Đoàn Vũ Nguyên // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 25-45 .- 330

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đóng góp chi tiêu công, vốn con người và tăng trưởng kinh tế là chủ đề gây ra nhiều tranh luận. Nghiên cứu được thiết kế để kiểm định hiệu ứng chi tiêu công lên vốn con người và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Từ dữ liệu của 26 nước đang phát triển trong giai đoạn 1995–2012, bằng phương pháp ước lượng 3SLS và GMM, nghiên cứu phát hiện chi tiêu công cho giáo dục và y tế tác động có ý nghĩa lên vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy những chính sách can thiệp vĩ mô khác như: Cải thiện thể chế, kiểm soát thâm hụt ngân sách và lạm phát có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia đang hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững nhờ vào vốn con người.

11243 Tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến lạm phát: Tiếp cận bằng mô hình VAR / Phạm Thị Tuyết Trinh // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 46-68 .- 332.401

Bài viết sử dụng mô hình tự hồi quy véctơ (VAR) để đo lường tác động của tích luỹ dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại VN giai đoạn quý I/2000–quý II/2014. Kết quả đo lường bằng hàm phản ứng đẩy tổng quát hóa (Generalized Impulse Response Function) cho thấy tích luỹ dự trữ ngoại hối làm lạm phát bắt đầu tăng từ quý thứ 3 và đạt cân bằng mới từ quý thứ 7 ở mức 1,1% đơn vị. Ngược lại, phản ứng phân rã phương sai cho thấy quá trình tích luỹ dự trữ ngoại hối không phải là nguyên nhân chủ yếu của diễn biến lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả này hàm ý can thiệp trung hòa đã không đạt hiệu quả như mong muốn, làm cho việc mua vào ngoại tệ của NHNN ảnh hưởng đến cung tiền và lạm phát trong nền kinh tế.

11244 Tác động của khối lượng giao dịch lên sự biến động thị trường cổ phiếu Việt Nam:Nghiên cứu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh / Diệp Gia Luật // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 69-86 .- 332.4

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu là giá đóng cửa và khối lượng giao dịch của cổ phiếu qua chỉ số VN30, tần suất phiên giao dịch, phân tích bằng mô hình GARCH và EGARCH. Kết quả cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa độ biến động thị trường, khối lượng giao dịch, và độ trễ của biến động có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch, nhưng độ trễ của khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến độ biến động thị trường chứng khoán (TTCK). Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị dành cho các cơ quan quản lí giám sát thị trường; và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, quản lý rủi ro dành cho các nhà đầu tư.

11245 Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Ngọc Toàn, Hoàng Thị Thu Hoài // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 87-103 .- 332.63

Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp (DN) và mức độ công bố thông tin (CBTT) nhằm đưa ra các kiến nghị nâng cao mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).Sử dụng phương pháp chỉ số CBTT đo lường mức độ CBTT và mô hình hồi quy để đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm DN đến mức độ CBTT trong báo cáo thường niên (BCTN) của 100 công ty niêm yết trên sàn HOSE. Các đặc điểm DN được đưa vào nghiên cứu là loại ngành, công ty kiểm toán, tính thanh khoản, lợi nhuận, thành phần hội đồng quản trị (HĐQT), tỉ lệ sở hữu vốn của HĐQT, quy mô, đòn bẩy, và tỉ lệ sở hữu nước ngoài.

11246 Tác động kiều hối đến phát triển tài chính tại Việt Nam / Phạm Thị Hoàng Anh // Phát triển kinh tế .- 2015 .- Số 4 tháng 4 .- Tr. 104-117 .- 332.1

Nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của kiều hối đến mức độ phát triển tài chính tại VN bằng mô hình định lượng VAR. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi dòng kiều hối chảy vào VN sẽ làm tăng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại (NHTM); tuy nhiên, mức tăng này còn thấp.

11247 Lựa chọn hình thức tái cấu trúc sở hữu Ngân hàng tại Việt Nam / Hạ Thị Thiều Dao // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- .- 332.12

Nghiên cứu này giới thiệu bốn hình thức tái cấu trúc sở hữu ngân hàng thường được sử dụng ở các nước; đánh giá sơ lược việc sử dụng các hình thức này trong tái cấu trúc ngân hàng ở Việt Nam và đưa ra những lưu ý cần thiết cho việc lựa chọn hình thức tái cấu trúc sở hữu trong thời gian sắp tới bao gồm: (i) Kêu gọi vốn từ bên ngoài cần hết sức thận trọng; (ii) Sáp nhập, mua lại cần chú ý lợi ích nhóm; (iii) Phá sản cần minh bạch thông tin; (iv) Quốc hữu hóa cần xác định hành lang pháp lý và định giá đúng ngân hàng.

11248 Bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Kenichi Ohno, Lê Hà Thanh // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- Tr. 11-22 .- 658

Bài viết này trình bày tổng quan về bẫy thu nhập trung bình và chỉ ra các dấu hiệu của việc vướng bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam bao gồm (i) tăng trưởng chậm, (ii) năng suất sản xuất mờ nhạt, (iii) thiếu hụt chuyển dịch cơ cấu theo đúng nghĩa, (iv) không có dấu hiệu cải thiện chỉ số khả năng cạnh tranh và (v) nảy sinh nhiều vấn đề do tăng trưởng gây ra. Từ đó, đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam nhằm chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng số lượng sang tăng trưởng chất lượng thông qua nâng cao năng suất và chuyển giao công nghệ trong liên kết FDI.

11249 Ảnh hưởng của sự trỗi dậy của Trung Quốc đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam / Nguyễn Hoài Sơn, Hồ Đình Bảo // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- Tr. 23-33 .- 382

Nghiên cứu đánh giá tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2012. Kết quả cho thấy, ảnh hưởng lấn át mạnh nhất trên thị trường Nhật Bản và yếu hơn trên các thị trường khác. Bên cạnh đó, Việt Nam không tận dụng được hết cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang mở rộng. Nguyên nhân là do động lực chính của xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc là sự ưu tiên quốc gia có lợi cho Việt Nam chứ không phải do sự phù hợp giữa hình thái xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

11250 Quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa Việt Nam: Những vấn đề đặt ra và gợi ý chính sách / Đinh Phi Hổ, Đinh Nguyệt Bích // Kinh tế & phát triển .- 2015 .- Số 214 tháng 4 .- Tr. 34-42 .- 330

Trình bày 3 nhóm chính sách nhằm phát triển nông nghiệp gồm: (1) Nhận thức đúng về vai trò nông nghiệp; (2) Tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp; (3) Đẩy nhanh việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong nông nghiệp.