CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
661 Quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình / Thái Thị Hồng Minh // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 90-93 .- 332

Tỉnh Hòa Bình nằm ở cửa ngõ phía Tây của Hà Nội, tiếp giáp với các tỉnh: Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa. Với địa hình trung du và đồi núi, Tỉnh có chứa lượng lớn khoáng sản có thể làm vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát, đá và kim loại. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả nhất định; nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về tài nguyên khoáng sản được nâng lên... Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh - tế xã hội, song, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của Hòa Bình cũng vẫn còn những hạn chế, do đó, cần có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương trong thời gian tới.

662 Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình / Lưu Thị Thảo, Bùi Văn Hùng // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 94-98 .- 332

Lập dự toán ngân sách nhà nước là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đối với lập và phân bổ dự toán. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn những tồn tại cơ bản cần được khắc phục và hoàn thiện. Bài viết phân tích thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, từ đóđưa ra một số quan điểm, định hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

663 Sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở tại Tp. Hà Nội / Nguyễn Danh Nam // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 97-99 .- 332

Ở nước ta hiện nay, y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã là tuyến y tế ban đầu gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp và hiệu quả nhất. Đặc biệt, tại TP. Hà Nội tuyến y tế cơ sở luôn được củng cố, hoàn thiện và phát triển không ngừng. Nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các tuyến y tế cơ sở trên địa bàn TP. Hà Nội.

664 Phát huy tiềm năng kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình / Lê Thị Khánh Ly // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 103-105 .- 332

Thời gian qua, du lịch tỉnh Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ; các khu, điểm du lịch được hình thành và phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Nhờ đó, ngành Du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh. Bài viết phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình, trên cơ sở đó, đề ra giải pháp nhằm giúp du lịch Tỉnh Ninh Bình tiếp tục vươn xa và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

665 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng / Vũ Hoàng Dũng // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 3-9 .- 330

Sau khi đạt tăng trưởng cao ở mức 8% năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có xu hướng giảm do chịu ảnh hưởng từ sự ảm đạm của kinh tế thế giới. Bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài (trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự) và bên trong (những khó khăn lớn của nền kinh tế mở phụ thuộc bởi bên ngoài và trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19) đã ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận và là một trong số ít quốc gia duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh tính đến hết tháng 10/2023.

666 Đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại từ mô hình kì tới hạn trong quản lí rủi ro lãi suất / Lê Hữu Nghĩa, Trương Văn Tuấn, Vũ Văn Đạt, Nguyễn Trí Thức // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 14-19 .- 332.12

Nghiên cứu này với mục đích cung cấp phương pháp đo lường về khả năng thanh toán dựa trên trạng thái vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua mô hình kì tới hạn (The Maturity Model) trong quản lí rủi ro lãi suất. Bằng phương pháp này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lẫn NHTM có thể định lượng khả năng thanh toán của các NHTM trên phạm vi danh mục tài sản và nợ phải trả hiện hành khi lãi suất thị trường biến đổi.

667 Giải pháp hoàn thiện các chính sách, kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 10-13 .- 330

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, trên cơ sở chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, xây dựng kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội, giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng, giảm đến mức thấp nhất khai thác tài nguyên vốn có đang cạn kiệt. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.

668 Công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra góp phần nâng cao chất lượng đối với các kết luận thanh tra / Nguyễn Thị Kim Thành // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 20-26 .- 340

Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là một khâu quan trọng trước khi ban hành kết luận thanh tra, là hoạt động tiền kiểm nhằm xem xét rà soát lại nội dung trong dự thảo kết luận thanh tra để đảm bảo kết luận thanh tra được ban hành có chất lượng đúng kế hoạch thanh tra và là cơ sở pháp lí để đề xuất các kiến ng quả hị nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động hiệu quả bền vững và tuân thủ đúng quy định pháp luật thẩm quyền. Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là hoạt động thẩm định nhằm giúp người ra quyết định thanh tra xem xét, đánh giá nội dung của dự thảo kết luận thanh tratrước khi ban hành kết luận thanh tra.

669 Phát triển ngân hàng bền vững tại Việt Nam dưới góc nhìn từ mô hình phát triển ngân hàng bền vững của các nước thành viên APEC / Văn Công Bình // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 38-46 .- 332.12

Phát triển ngân hàng bền vững đã và đang trở thành xu hướng cho ngân hàng toàn cầu từ năm 2010. Nghiên cứu này đề nghị một mô hình phát triển ngân hàng mới dùng để đo lường và định hướng chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng trên cơ sở khảo sát sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong khối APEC. Mô hình có tên gọi là TIMESe bao gồm 06 thành tố: Công nghệ, thể chế, quản trị, kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở của mô hình này, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị về mặt định hướng đối với sự phát triển ngân hàng bền vững ở Việt Nam.

670 Hợp tác của Trung Quốc với các nước châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng và một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Phạm Bích Ngọc, Đào Thúy Hằng, Trần Việt Liên // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 47-54 .- 327

Trung Quốc là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư lớn nhất của châu Phi trong thời gian qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bài viết này tóm lược sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong thời gian hơn một thập kỉ vừa qua và việc Trung Quốc sử dụng lĩnh vực ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển đó. Trên cơ sở đó, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Bài viết sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc trong giai đoạn 12 năm từ năm 2010 - 2021. Bài viết này là kết quả đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam - châu Phi trong lĩnh vực ngân hàng”, ĐTNH.007/22 do ThS. Đào Thúy Hằng là chủ nhiệm; Vụ Hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ trì.