CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Hàn

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu về cách phát âm tiếng Nhật của người Việt : tiếp cận từ ngôn ngữ học so sánh đến ngữ điệu từ cách nhìn ngôn ngữ ví von về âm thanh / Hisashi Sakata // .- 2022 .- Volume 7 (N 3) - Tháng 3 .- Tr. 38 - 43 .- 410

Nghiên cứu về cách phát âm tiếng Nhật của người Việt : tiếp cận từ ngôn ngữ học so sánh đến ngữ điệu từ cách nhìn ngôn ngữ ví von về âm thanh/ Hisashi Sakata// Khoa học – Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh Bài viết này nghiên cứu ngữ âm tiếng Nhật dành cho người Việt học tiếng Nhật với phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ, tập trung chủ yếu vào nhịp điệu lời nói. Vì người Việt học tiếng Nhật thường gặp vấn đề khi phát âm tiếng Nhật nên yêu cầu lớn thường được đặt ra đối với giáo viên người Nhật tại Việt Nam là giúp cải thiện khả năng phát âm của người Việt học tiếng Nhật. Ngoài ra còn có một số lý do thực tế khác, chẳng hạn chứng minh khả năng thông thạo tiếng Nhật trong các cuộc phỏng vấn xin việc do nhu cầu của công dân Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Hiện có rất ít nghiên cứu hoặc bài giảng ngữ âm tiếng Nhật cho người Việt, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh. Người ta không chứng minh được các ngôn ngữ trên thế giới đều được phân chia thành hai cực khác nhau. Có một số phương pháp để quan sát nhịp điệu của ngôn ngữ mà không phải là phương pháp luận phân chia làm hai cực, trong khi nhiều nghiên cứu vẫn chỉ khẳng định tính ưu việt của phương pháp luận phân chia làm hai cực. Bài viết này thiên về sử dụng phương pháp PVI (Pairwise Variability Index) để quan sát nhịp điệu. Dù vậy, hiện không có thông tin về việc xây dựng nhịp điệu ngôn ngữ bắt nguồn từ chỉ số PVI và vì thế bài viết này cũng không cung cấp được thông tin về việc xây dựng nhịp điệu ngôn ngữ bắt nguồn từ chỉ số PVI. Nghiên cứu này không chỉ so sánh tiếng Việt và tiếng Nhật mà còn mở rộng so sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp. Theo kết luận của một nghiên cứu trước đây: “Nguyên nhân của sự hỗn loạn nhịp điệu âm tiết tiếng Nhật của người Việt khi nói tiếng Nhật là do bản chất ngôn ngữ đơn âm của tiếng Việt”. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không thể biết cấu tạo của nhịp điệu từ quan điểm sự phân chia làm hai cực. Do đó, nghiên cứu này muốn khẳng định rằng sự phẫn chia hai cực không phải là lý do tồn tại của các ngôn ngữ đơn tiết như tiếng Việt mà thực chất là nguyên nhân của ngôn ngữ có nhịp điệu như tiếng Việt.

12 Cấu trúc vi mô của đại từ điển Quốc ngữ chuẩn (từ góc nhìn của các nhà Hàn ngữ) / Hoàng Thị Yến // Ngôn ngữ .- 2023 .- Số 3(389) .- Tr. 3-13 .- 495.7

Nghiên cứu tổng quan nhằm tổng hợp và phân tích ý kiến của nhà Hàn ngữ về cấu trúc vi mô của Đại từ điển. Cấu trúc vi mô và cấu trúc vĩ mô là hai khái quan trọng của Từ điển học.

13 Giải pháp nâng cao việc giảng dạy tiểu từ 이/가 và 은/는 cho sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc tại Đại học Công nghiệp Hà Nội / Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Hoàng Thị Thao, Trần Ngọc Đức // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 10(384) .- Tr. 53-62 .- 495.7

Bài viết phân tích lỗi dùng sai tiểu từ chủ cách 이/가 và tiểu từ bổ trợ 은/는 của sinh viên Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân không chỉ do yếu tố ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ, mà còn do sinh viên không nắm được triệt để hoàn cảnh sử dụng, tức nghĩa ngữ dụng của ngữ pháp. Bài viết đã phân tích toàn diện hình thái, ngữ nghĩa và ngữ dụng của tiểu từ 이/가 và 은/는 dựa trên quan điểm giảng dạy "sử dụng ngữ pháp" từ đó đưa ra một số giải pháp xây dựng chương trình giảng dạy hợp lý hơn, hoàn thiện hơn.

14 Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Hàn (trong mối liên hệ với tiếng Việt) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 5(325) .- Tr. 100-107 .- 400

Đề cập đến tính chất và cấu trúc ngữ nghĩa của tục ngữ, sau đó phân tích phương thức biểu đạt của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt nhằm diễn tả, biểu đạt cùng một ý nghĩa (nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát, biểu trưng). Giới hạn phạm vi ngữ liệu là các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp trong hai ngôn ngữ.

15 Phân tích xu hướng nghiên cứu phản hồi của giáo viên trong giảng dạy kĩ năng Viết tiếng Hàn / Nguyễn Thị Bình Sơn // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 114-122 .- 495.7

Khảo sát tổng hợp và phân tích thành quả cũng như hạn chế của các nghiên cứu về phản hồi của giáo viên trong giảng dạy kĩ năng Viết tiếng Hàn được thực hiện cho đến tháng 11 năm 2021. Trên cơ sở đó đề ra định hướng nghiên cứu trong tương lai.

16 Yếu tố Phật giáo trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt / Hoàng Thị Yến, Vũ Hoàng Hà // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4(254) .- Tr. 69-78 .- 400

Bài viết tìm hiểu về các yếu tố như giáo lí nhà Phật, đặc điểm tu hành và kinh kệ, chùa chiền và các vật dụng liên quan đến Phật giáo qua ngữ liệu thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt.

17 Quan niệm về nghệ thuật giao tiếp của người Hàn khảo sát trên ngữ liệu tục ngữ / La Thị Thanh Mai, Tô Thị Phương Lan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 11(318) .- Tr. 71-77 .- 400

Phân tích một số đặc điểm về giao tiếp của người Hàn thể hiện qua các câu tục ngữ để làm rõ quan niệm về nghệ thuật giao tiếp của người Hàn Quốc, đó là các đặc điểm về thông tin giao tiếp, phương thức giao tiếp và kết quả giao tiếp. Qua đó giúp bạn đọc hiểu được vai trò của hoạt động giao tiếp trong đời sống con người và những ý nghĩa vô giá mà tục ngữ đã lưu giữ qua bao thế hệ.

18 Chất liệu thẩm mĩ trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp) / Hoàng Thị Yến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 9(316) .- Tr. 60-74 .- 400

Nghiên cứu về đặc điểm nhóm từ ngữ chỉ chất liệu thẩm mỹ trong phạm vi ngữ liệu hẹp của tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt có yếu tố chỉ con giáp. Qua đó, bài viết phác thảo một phần bức tranh về đặc điểm tư duy và cách thức tri nhận thế giới của hai dân tộc Việt – Hàn thể hiện qua tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp.

19 Câu bị động trong tiếng Hàn và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt / Vũ Hoàng Mai Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 8(315) .- Tr. 87-96 .- 400

Nghiên cứu tổng quan về biểu hiện bị động trong tiếng Hàn và các phương tiện tương đương trong tiếng Việt, nhằm góp phần lấp bớt những khoảng trống đó trong nghiên cứu đối chiếu biểu hiện bị động trong tiếng Hàn và tiếng Việt.

20 Đặc điểm lời khen về năng lực trong tiếng Hàn và tiếng Việt (với đối tượng là sinh viên Hàn Quốc và Việt Nam) / Dương Mỹ Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 128-138 .- 400

Phân tích các khái niệm tiền đề về lời khen, hành động ngôn từ và hành động khen, phép lịch sự, ngôn ngữ và giới tính để xây dựng cơ sở lý luận của việc nghiên cứu về lời khen. Phân tích đặc điểm lời khen về năng lực của sinh viên người Hàn, so sánh với lời khen về năng lực của sinh viên người Việt.