CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
631 Chuyển đổi số hướng tới logistics xanh tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam / Phan Đình Quyết Nguyễn Mạnh Hùng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 7 – 9 .- 657

Với các doanh nghiệp, việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng được xem như một phần trong chiến lược đầu tư xanh, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên, thân thiện với môi trường từ đó nâng khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, yếu tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt 1 chứng minh chuyển đổi số có nhiều ảnh hưởng đến thực hành logistics xanh của các doanh nghiệp logistrên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thông qua các số liệu đã được kiểm chứng nghiên cứu sẽ thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam và đề xuất một số giải pháp.

632 Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong chính sách thuế bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam / Nguyễn Thị Lâm Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 4 – 6 .- 657

Việt Nam là một trong các quốc gia được đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững, vai trò của bảo tồn đa dạng sinh học lại được quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức liên quan tới việc bảo vệ và giữ ổn định hệ sinh thái trong bối cảnh ồn kinh tế phát triển nhanh chóng kèm theo hệ quả về ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề trên, ánh phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, trong đó chính sách thuế đối với bảo tồn đa dạng sinh học một trong những chính sách rất quan trọng, có khả năng ảnh hưởng tới cấu trúc đa dạng sinh học cũng - nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động này.

633 Cơ hội và thách thức của Vệt Nam trong quả trình thực thi cam kết về biến đổi khí hậu trong hiệp định evfta và một số kiến nghị / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 102 – 114 .- 340

Việc gia nhập Hiệp định EVFTA được đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho Việt Nam cũng như không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong việc thực thi các cam kết về biến đổi khí hậu trong Hiệp định. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ các cam kết về biến đổi khí hậu trong Hiệp định EVFTA, phân tích chỉ ra một số cơ hội và thách thức mà Việt Nam sẽ gặp phải khi tuân thủ thực thi các cam kết này, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.

634 Một số suy nghĩ về quy tắc trích dẫn trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam / Phan Trung Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Tuyền // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 88 – 101 .- 340

Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá tính khách quan, tính cập nhật và chất lượng của công trình nghiên cứu khoa học. Bài viết này làm sáng tỏ hình thức và mức độ trích dẫn được xem là hợp lý trong nghiên cứu khoa học, đồng thời phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn hiện nay về việc ghi nhận trích dẫn trong các trường đại học. Từ đó, bài viết đề xuất xây dựng quy tắc trích dẫn hợp lý trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.

635 Hoàn thiện quy định về giá trị bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ nghiên cứu so sánh với pháp luật anh, pháp và quy tắc hague - visby năm 1968 / Nguyễn Thị Hoa Cúc, Đoàn Nguyễn Phú Cường // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 78 – 87 .- 340

Bài viết chỉ ra những hạn chế trong quy định tại khoản 3 Điều 152 Bộ luật Hàng hải năm 2015 liên quan đến xác định giá trị bởi thường thiệt hại khi bên vận chuyển vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biến dẫn đến hàng hóa bị tổn thất. Trên cơ sở nghiên cứu so sánh với pháp luật của Anh, Pháp, Quy tắc Hague-Visby năm 1968, tác giả đề xuất sửa đổi những điểm vương mắc có liên quan trong Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

636 Bàn về dấu hiệu hậu quả trong “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh / Phạm Xuân Thụy // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 69 – 77 .- 340

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những tội phạm xâm phạm tính mạng của con người. Tội phạm này có những điểm khác biệt nhất định về dấu hiệu pháp lý so với Tội giết người. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội phạm này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lại thể hiện quan điểm khác nhau về dấu hiệu hậu quả của tội phạm. Trong bài viết này, tác giả sẽ chỉ rõ sự khác biệt trong quan điểm khác nhau về dấu hiệu hậu quả của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra quan điểm cá nhân vấn đề này nhằm góp phần hoàn thiện lý luận về dấu hiệu pháp lý của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

637 Chế định đặc quyền của bên bào chữa trong tố tụng hình sự / Nguyễn Thái Phúc // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 02 (162) .- Tr. 54 – 68 .- 340

Đặc quyền tồn tại trong các ngành luật và được nhìn nhận như là những quy phạm đặc thù so với các quy phạm chung. Trong tố tụng hình sự (TTHS) đặc quyền hay lợi thế của bên bào chùa so với bên buộc tội trong một số trường hợp cụ thể nhằm tăng cường bảo đảm hơn nữa quyền của bên bào chữa - bễn luôn được xem là bên yếu thế trong quan hệ tố tụng hình sự - được thể hiện bằng thuật ngũ “favor defensionis”. Tư tưởng về favor defensionis có cội nguồn từ một số quy định của luật La Mã cổ, dần phát triển thành chế định ngày càng có tỉnh phổ quát trong pháp luật TTHS của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, lý luận TTHS ở nước ta chưa tiếp cận nhiều với chế định này. Bài viết trình bày về nguồn gốc, cơ sở lý luận của chế định favor defensionis, một số khác biệt về thể hiện của chế định này trong các hệ thống pháp luật khác nhau. Những vấn đề lý luận có tính tranh luận như tính độc lập, mối quan hệ của chế định với nhiều nguyên tắc cơ bản hoặc chế định khác của TTHS, nội hàm của chế định cũng được đề cập. Bài viết đưa ra nhận xét của tác giả về sự hiện diện của chế định favor defensionis trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015), phân tích những hạn chế trong các quy định của Bộ luật về chế định này và kiến nghị mở rộng nghiên cứu lý luận về chế định là định hướng cần được khuyến khích ở nước ta.

638 Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: lợi ích và thách thức / Vũ Thị Thanh Tâm // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 10 – 12 .- 340

Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong quá trình chuyển đổi số, nhiều trường đại học đang phải đối diện với nhiều thách thức về chiến lược, về chi phí, về nguồn lực công nghệ, về nguồn nhân triển khai, trong thay đổi phương pháp sư phạm và chương trình giảng dạy, và các vấn đề bảo mật dữ liệu và pháp lý liên quan.

639 Quảng cáo xanh trên mạng xã hội và các vấn đề nghiên cứu có liên quan / Đoàn Kim Thuê // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 13 – 15 .- 340

Một xu hướng nối lên trong những năm gần đây là sự gia tăng nhanh chóng việc sử dụng mạng xã hội và Internet của cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thấy được sự cần thiết phải có sự hiện diện trong truyền thông trực tuyến và mạng xã hội do việc sử dụng rộng rãi và tầm quan trọng của cả hai phương tiện truyền thông này. Tác giả tập trung làm rõ các vấn đề đã được nghiên cứu và đề xuất hướng hoàn thiện trong tương lai.

640 Phân cấp quản lý ngân sách giữa chính quyền Trung ương và thành phố Hà Nội / Phạm Thanh Hà // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 12 (233) .- Tr. 5 – 8 .- 658

Hà Nội là đô thị loại đặc biệt, có quy mô dân số đứng thứ hai trong cả nước. Tuy nhiên, phân cấp quản lý ngân sách ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021 chưa phù hợp với điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị. Bài báo này phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng phân cấp thu và chi ngân sách giữa chính quyền trung ương và thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021; đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách giữa chính quyền trung ương và thành phố Hà Nội.