CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
441 Pháp luật Nhật Bản về bảo đảm quyền của người cao tuổi trước tác động của già hoá dân số và một số gợi ý cho Việt Nam / Trương Hồ Hải, Nguyễn Phương Nhung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Tháng 8 .- Tr. 122-134 .- 340

Nhật Bản là một trong số các quốc gia có tốc độ già hoá dân số với tỉ lệ cao với các quốc gia khác trên thế giới. Tốc độ già hoa dân số dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trẻ thừa lao động cao tuổi cũng như suy yếu hệ thống buộc phải xây dựng một số đạo luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi, đồng thời sử " an sinh xã hội. Trước tác động này, Nhật Bản dụng nguồn lao động là người cao tuổi. Trong khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già từ năm 2026 và thời kì dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026 2054), tương ứng với tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Bài viết này phân tích một số đạo luật bảo đảm quyền của người cao tuổi của Nhật Bản trước tác động của già hóa dân số, qua đó đưa ra một số gợi ý hoàn thiện pháp luật trước tác động của già hoá dân số ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

442 Thực trạng và giải pháp đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo luật tại trường đại học luật Hà Nội / Đoàn Trung Kiên, Vũ Thị Lan Anh // Luật học .- 2023 .- Số 8 .- Tr. 135-144 .- 340

Trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm gần đây luôn chú trọng công tác đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo luật và đã đạt được nhiều thành tựu như hệ thống quản trị đại học hoàn chinh, có nguồn nhân lực chất lượng tốt, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học và thường xuyên được cải tiến, nghiên cứu khoa học gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo, hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế được tăng cường, cơ sở vật chất phục vụ người học ngày một tốt hơn v.v.. Bài viết đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Luật Hà Nội và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo luật trong thời gian tới như hoàn thiện thể chế nội bộ, tăng cường đối sánh trong nước và quốc tế, tham vấn các bên liên quan để cải tiến chất lượng đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao v.v..

443 Xây dựng chính quyền đô thị theo định hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Trần Ngọc Đường, Nguyễn Mạnh Hùng // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 1-10 .- 340

Xây dựng nền hành chính quốc gia nói chung, chính quyền đô thị nói riêng theo hướng dẫn chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo, phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

444 Cơ sở lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị / Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thiện Trí // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 11-21 .- 340

Tổng thể lý thuyết về tổ chức chính quyền đô thị là nội dung căn bản trong tổ chức chính quyền đô thị. Việc nắm vững các lý thuyết cơ bản sẽ là cơ sở dẫn đường cho việc hoàn thành thể chế chính quyền đô thị hợp lý, khoa học, toàn diện. Bài viết này phân tích, luận giải những cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức và điều hành chính quyền đô thị nói chung.

445 Lịch sử tổ chức chính quyền Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh / Dương Hồng Thị Phi Phi, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 22-32 .- 340

Kể từ khi hình thành đến nay, trong khoảng hơn 300 năm, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa quan trọng của đất nước. Bài viết trình bày, phân tích và đánh giá tổ chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn lịch sử, từ đó đưa ra những kinh nghiệm cần kế thừa trong việc tổ chức chính quyền hiện nay.

446 Dân chủ trực tiếp trong chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh / Mai Thị Lâm, Vũ Lê Hải Giang // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 32-42 .- 340

Hoàn thiện chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề được quan tâm hàng đầu, cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay nhằm xây dựng Thành phố trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước. Một trong những cách thức hữu hiệu để hoàn thiện chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh là đảm bảo và phát huy dân chủ trực tiếp, đặc biệt là khi Thành phố không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các quận, phường. Bài viết chứng minh tính tất yếu của dân chủ trực tiếp trong chính quyền đô thị và đưa ra một số kiến nghị nhằm phát huy dân chủ trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

447 Đổi mới bầu cử hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ chế thực thi dân chủ ở chính quyền đô thị / Nguyễn Thúy Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Mai // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 43-53 .- 340

Bầu cử là quyền chính trị thiêng liêng của công dân mà các quốc gia/chính quyền phải bảo đảm trong tiến trình thực thi dân chủ. Thiết chế bầu cử phản ánh nấc thang phát triển dân trí, dân sinh nhất là tại các đô thị hiện đại, văn minh. Bài viết luận giải và đề xuất giải pháp về bầu cử, xây dựng Hội đồng nhân dân chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả ở chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

448 Hoàn thiện hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân trong chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh / Đặng Tất Dũng, Lê Trương Hải Hiếu // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 06(166) - Tháng 6 .- Tr. 54-61 .- 340

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là chính quyền đô thị đặc biệt. Trong đó, hệ thống cơ quan dân cư của thành phố bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và HĐND từ huyện đến xã nhưng không có HĐND ở quận và phường; tại thành phố Thủ Đức thì có HĐND thành phố Thủ Đức nhưng không có HĐND phường. Sự đặc thù trong hệ thống cơ quan dân cử địa phương tác động lớn đến hoạt động giám sát của hệ thống cơ quan này. Bài viết tập trung phân tích về các hoạt động giám sát của HĐND trong chính quyền đô thị TP.Hồ Chí Minh, đánh giá các hoạt động tiêu biểu và đề xuất hướng hoàn thiện hoạt động giám sát này trong mô hình đặc thù của TP.Hồ Chí Minh.

449 Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh trong mô hình chính quyền đô thị / Nguyễn Đức Chính, Trần Thị Thu Hà // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 62-73 .- 340

Hiện nay, chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được triển khai theo mô hình “một cấp chính quyền, hai cấp hành chính”, với điểm nhấn là sự thay đổi rõ rệt về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân quận và Ủy ban nhân dân phường. Trong khi đó, với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hầu như chưa có sự đổi mới đáng kể. Bài viết tập trung phân tích cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong mô hình chính quyền đô thị, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của cơ quan này ở một thành phố trực thuộc trung ương vốn mang tầm vóc, quy mô của một đô thị trung tâm hay một “đại đô thị”.

450 Pháp luật về huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và một số kiến nghị / Phan Văn Ngọc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 3-10 .- 340

Trong những năm vừa qua, chính sách, pháp luật về hỗ nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó hỗ trợ huy động vốn là vấn đề trung tâm, đã được ban hành. Quá trình thực thi chính sách, pháp luật đã đem lại những kết quả ban đầu, góp phần quan trọng để Việt Nam trở thành một trong 3 trung tâm về khởi nghiệp sáng tạo ở Đông Nam Á. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng nhanh, có những doanh nghiệp đã trở thành “kỳ lân”. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy chính sách, pháp luật về hỗ trợ huy động vốn sớm bộc lộ những bất cập, hạn chế trước sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và cộng đồng các nhà đầu tư, đặt ra những yêu cầu cao hơn về môi trường pháp lý thông thoáng trong đầu tư và huy động vốn. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng, đánh giá nhu cầu và đưa ra một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.