CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
421 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các quốc gia đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO / Ngô Trọng Quân // .- 2023 .- Tháng 07 .- Tr. 108-121 .- 346.5970702632

Thuật ngữ đối xử đặc biệt và khác biệt được sử dụng xuyên suốt trong các hiệp định của WTO để mô tả một số điều khoản hướng đến việc dành ưu đãi hơn cho các nước thành viên đang phát triển và kém phát triển nhất trong hệ thống thương mại đa phương. Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO thừa nhận sự hạn chế về trình độ phát triển của nhóm các quốc gia này, từ đó đặt ra các ưu đãi và trợ giúp pháp lí cho họ nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp. Bài viết hệ thống các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định về giải quyết tranh chấp của WTO; phân tích thực tiễn giải thích và áp dụng chúng; đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam để tận dụng các ưu đãi này với tư cách một nước thành viên WTO đang phát triển.

422 Xử lý kỷ luật lao động: phương thức quản trị nhân sự của người sử dụng lao động / Bùi Thái Hà // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 45 - 47 .- 340

Trong số các công cụ quản lý lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động là công cụ phản ánh rõ nét nhất bản chất vốn có trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Một mặt, xử lý kỷ luật lao động là công cụ giúp người sử dụng lao động giữ kỷ cương tại nơi làm việc và phục vụ tôn chỉ của doanh nghiệp. Mặt khác, biện pháp này đòi hỏi phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép, đảm bảo thiết lập những cơ chế bảo vệ người lao động trước khả năng lạm dụng ưu thế của người sử dụng lao động trong mối quan hệ này. Bộ Luật Lao động 2019 đã ghi nhận một số điều chỉnh so với quy định trước đây, tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, các quy định hiện hành cho thấy một số thực tế còn tồn tại, yêu cầu được hoàn thiện trong tương lai.

423 Nguyên tắc Uti Possidetis và việc vận dụng nguyên tắc khi xác định biên giới, lãnh thổ / Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Trương Vân Hậu, Cao Minh Tuấn Khoa, Đặng Quang Huy // Luật học .- 2023 .- Số 05 (165) .- Tr. 93-106 .- 340

Uti possidetis là một trong các nguyên tắc của luật quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia. Bài viết tập trung phân tích định nghĩa, lịch sử hình thành, phân loại, bản chất, giá trị pháp lý và các vấn đề liên quan đến nguyên tắc uti possidetis trong luật pháp quốc tế hiện đại. Bài viết nghiên cứu nguyên tắc này thông qua các vụ tranh chấp biên giới, lãnh thổ của các nước trên thế giới được xét xử tại Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ). Trên cơ sở đó, nhóm tác giả rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp ở biển Đông và phân định biên giới với các quốc gia láng giềng.

424 Tiếp cận, đánh giả và sử dụng pháp luật nước ngoài khi thực hiện phương pháp so sánh luật / Ngô Kim Hoàng Nguyên // Luật học .- 2023 .- Số 05(165) .- Tr. 107-114 .- 340

Bài viết phân tích về một số bước cơ bản và cần thiết mang tính tiên quyết trong việc thực hiện một công trình so sánh luật: tiếp cận và phân tích pháp luật nước ngoài trong hoạt động so sánh luật. Trong đó, việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài được làm rõ, bao gồm các bước tiếp cận, đánh giá và sử dụng pháp luật nước ngoài. Tác giả đã phân tích các yêu cầu và quy trình đối với các bước tiếp cận nhằm mang lại hiệu quả cho phương pháp so sánh luật. Đồng thời, bài viết đã đúc kết một số thực tiễn liên quan để minh họa cho việc ứng dụng kiến thức của luật so sánh trong việc tiếp cận pháp luật nước ngoài nhằm chứng minh sự tương tác của hai lĩnh vực khoa học pháp lý là nghiên cứu pháp luật nước ngoài và luật so sánh.

425 Hoàn thiện pháp luật về sản phẩm tài chính vi mô, đáp ứng nhu cầu khách hàng / Nguyễn Ngọc Yến // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 57-59 .- 340

Khách hàng tài chính vi mô có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính thông thường. Bài viết chỉ ra nhu cầu về những sản phẩm tài chính đặc thù của nhóm khách hàng tài chính vi mô, phân tích, thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối với các sản phẩm tài chính vi mô hướng tới đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng đặc biệt.

426 Luật sư trong các chế độ cũ ở Việt Nam / Liêu Chí Trung // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 7-14 .- 340

Luật sư và nghề luật sư ngày càng được quan tâm và phát triển ở nước ta. Dẫu vậy không phải ai cũng biết trong hơn một trăm năm qua, dù ra đời sau so với nhiều ngành nghề khác và phải trải qua không ít thăng trầm, nhưng các luật sư, dù là người Việt hay người nước ngoài, vẫn luôn để lại những dấu ấn đặc biệt khi tham gia hành nghề dưới các chế độ cũ ở Việt Nam. Bài viết tập trung giới thiệu, phân tích về những luật sư tiêu biểu với các hoạt động nổi bật của họ ở Việt Nam trước năm 1975.

427 Hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Ước // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 15-20 .- 340

Một trong yêu cầu cấp thiết của quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, việc nghiên cứu và đề xuất định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Bài viết bàn về khái niệm, đặc điểm, các yêu cầu và định ướng hoàn thiện thể chế quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay.

428 Người bào chữa trong tố tụng hình sự / Nguyễn Trần Vĩnh Linh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 21-23 .- 340

Trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của người bị buộc tội có mối quan hệ chặt chẽ với người bào chữa, vì người bào chữa có vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội; góp phần cùng với cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án; khắc phục tình trạng truy tố, kết án oan sai, bỏ lọt tội phạm; đem lại cho nền tư pháp nước nhà sự công bằng, dân chủ; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa... Bài viết đi sâu phân tích những nội dung cơ bản liên quan đến chế định người bào chữa trong tố tụng hình sự.

429 Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự / Trần Thị Ánh // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 24-27 .- 340

Giới hạn xét xử sơ thẩm là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện chế định này sẽ giúp các chủ thể tiến hành, tham gia tố tụng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong việc giải quyết vụ án hình sự; góp phần bảo đảm quyền con người và bảo vệ công lý. Tuy nhiên, khi đề cập đến nội dung chế định này hiện vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa nội dung chế định giới hạn xét xử sơ thẩm với các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, từ đó giúp có cách nhìn toàn diện hơn trong nhận thức, lập pháp khi đề cập đến chế định này.

430 Chính sách xử lý hình sự đối với trẻ em phạm tội định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện / Vũ Thị Phượng // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 28-32 .- 340

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm nổi bật trong chính sách hình phạt đối với trẻ em phạm tội như: thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của trẻ em, hoàn thiện nguyên tắc và mục đích áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp phục hồi được quy định cụ thể, đa dạng hơn.., thể hiện những bước tiến lớn trong chính sách hình sự ưu tiên đặc biệt đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến chính sách hình sự của nhóm đối tượng này là thực sự cần thiết nhằm hạn chế số lượng trẻ em phạm tội, trẻ em tái phạm, tái phạm nguy hiểm để các em phát triển lành mạnh, tự tin, trở thành công dân có ích cho xã hội. Bài viết phân tích một số vấn đề trọng tâm của chính là sách hình sự đối với trẻ em phạm tội và đề xuất những giải pháp ưu tiên khắc phục những điểm còn hạn chế.