CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
3061 Bàn về vấn đề xác lập quyền hưởng dụng theo quy định của Luật / Trần Thị Cẩm Nhung // Luật học .- 2017 .- Số 9 (353) .- Tr. 42-46, 70 .- 340

Phân tích vấn đề quyền hưởng dụng được xác lập thông qua quy định của luật nhằm chỉ ra một số trường hợp được xem như quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự và các văn bản luật liên quan.

3062 Cơ sở pháp lý, thực tiễn quốc tế về cấm đánh bắt cá và trường hợp của Trung Quốc ở Biển Đông / Trần Thị Ngọc Sương // Luật học .- 2017 .- Số 9 (353) .- Tr. 47-59 .- 340

Giới thiệu các quy định của luật pháp quốc tế về cấm đánh bắt cá trên biển và phân tích các hoạt động cấm đánh bắt cá trong những năm gần đây ở một số quốc gia ven biển trên thế giới.

3063 Phương thức hòa giải/trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế / Nguyễn Thanh Tâm // Luật học .- 2017 .- Số 9 (353) .- Tr. 60-70 .- 340

Làm rõ quan niệm về phương thức hòa giải/trung gian, khuôn khổ pháp luật cho phương thức hòa giải/trung gian và bình luận về tính thực thi của thỏa thuận hòa giải/trung gian trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam.

3064 Vai trò của các chủ thể tư trong các tranh chấp mà Việt Nam tham gia tại WTO và một số kiến nghị / Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Trọng Tuấn // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 3 (106) .- Tr. 53-60 .- 340

Đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam về sự cần thiết phải tăng cường và thúc đẩy nhóm chủ thể tư tham gia vào việc hỗ trợ Chính phủ giải quyết các vụ kiện thương mại quốc tế nói chung và trong khuôn khổ của WTO nói riêng.

3065 Thực tiễn hợp tác đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp và bài học kinh nghiệm cho các nước trong khu vực biển Đông / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 3 (106) .- Tr. 61-70 .- 340

Phân tích, làm sáng tỏ tầm quan trọng của biện pháp hợp tác đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp và thực tiễn hợp tác của các nước trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm.

3066 Lãi chậm trả trong quan hệ thương mại / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 3 (106) .- Tr. 71-80 .- 340

Bình luận án lệ số 09/2016/AL cho biết khoản tiền làm phát sinh lãi chậm trả cũng như khoản tiền không làm phát sinh lãi chậm trả trong hoạt động thương mại.

3067 Cộng đồng kinh tế Asean: những thách thứ về thể chế cho sự vận hành / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 3-10 .- 340

Nghiên cứu những thách thức mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) phải đối mặt và giải quyết từ góc độ thể chế.

3068 Thực thi hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN: những vấn đề từ sự chồng chéo trong các cam kết bảo hộ đầu tư nước ngoài của Việt Nam / Trần Việt Dũng // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 11-18 .- 340

Phân tích về những vấn đề pháp lý liên quan tới sự tồn tại song song của các hiệp định bảo hộ đầu tư tại ASEAN, đặc biệt đối với Việt Nam, đồng thời đưa ra kiến nghị để giải quyết thực trạng.

3069 Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: tương lai của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập / Trần Thị Thuận Giang, Ngô Nguyễn Thảo Vy // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 19-27 .- 340

Kiến nghị ban hành quy định chi tiết trong khuôn khổ WTO về quy tắc xuất xứ ưu đãi và chệch hướng thương mại, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Liên minh châu Âu về việc vận dụng quy tắc cộng gộp.

3070 Hiệp định về tự do di chuyển thể nhân trong ASEAN và tác động đối với Việt Nam / Phạm Thị Hiền, Nguyễn Tuấn Vũ // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 4 (107) .- Tr. 28-34 .- 340

Phân tích những vấn đề pháp lý của MNP với bốn vấn đề cơ bản sau đây: khái quát về AEC và di chuyển thể nhân, những nội dung cơ bản của MNP về di chuyển thể nhân, tác động của hiệp định trong việc thành lập một thị trường đơn nhất và tự do di chuyển con người, vấn đề đặt ra trong việc thực thi hiệp định đối với Việt Nam.