CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2481 Bất cập trong vấn đề định giá đất và đề xuất những giải pháp / Bùi Thị Cẩm Ngọc // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 12 – 13 .- 340

Luật Đất đai 2013 có nhiều tiến bộ so với Luật Đất đai năm 2003 trong vấn đề giá đất, như đã tiếp cận và thể hiện đầy đủ vấn đề về tài chính đất đai theo cơ chế thị trường nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và bảo đảm ổn định xã hội… song, qua quá trình thi hành áp dụng thực tế, Luật đã xuất hiện một số bất cập.

2482 Tập trung nguồn lực xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai / Minh Quang // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 40 – 41 .- 340

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Tổng cục Quản lý đất đai đã tập trung nguồn lực, hoafnt hành các nhiệm vụ được giao, trong đó, ưu tiên tập trung cho Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; các đề án, dự án Chính phủ giao. Nhiệm vụ trong tâm 6 tháng cuối năm, trình Chính phủ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai (dự kiến tháng 12/2019) và hoàn thành đúng tiến độ Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

2483 Những điểm mới trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường / Đoàn Nguyên // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 13 (315) .- Tr. 53 – 54 .- 340

Ngày 1/7/2019, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định được Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Ngày 13/5/2019 với nhiều điểm mới, đột phá trong công tác bảo vệ môi trường.

2485 Một số điểm mới của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường / ThS. Lương Duy Hanh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 16 – 20 .- 344.597 046

Trình bày các điều: 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2014/NĐ-CP.

2486 Hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam – Một số giải pháp / Phan Ngọc Tâm, Lê Quang Vinh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.10-15 .- 342

Phân tích nỗ lực và cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng trong thời gian qua là đáng ghi nhận, song cơ chế đảm bảo thực thi các quy định đó còn có những hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chưa cao. Trên cơ sở đánh giá quy định của Luật SHTT về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, các tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm thúc đẩy và tăng cường hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

2487 Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam / Nguyễn Vinh Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.31-35 .- 342

Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung, quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam là đẩy mạnh công tác xã hội hóa thi hành án dân sự. Các quy định về Thừa phát lại tại Việt Nam trước đây đã được khôi phục với mục đích hỗ trợ và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. Bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Thừa phát lại, từ đó đưa ra một số kiến nghị.

2488 Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: cơ hội, thách thức và một số kiến nghị / Khổng Văn Minh // .- 2019 .- Số (723) .- Tr.13-18 .- 342

Phân tích những cơ hội và thách thức về SHTT mà các FTA tác động đến nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST, khai thác tài sản trí tuệ (TSTT), đổi mới công nghệ,…

2489 Tác động của chính sách về quyền tự chủ đến hoạt động KH&CN trong trường đại học / Trần Thị Hồng // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.61-64 .- 342

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về quyền tự chủ trong các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập và đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có trường đại học), bài viết đã chỉ ra các tác động (dương tính, âm tính) của những quy định này đối với hoạt động KH&CN trong trường trường đại học. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao quyền tự chủ về hoạt động KH&CN trong trường đại học.

2490 Cần có chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo khởi nghiệp cấp quốc gia / Trần Thị Thu Hà // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2019 .- Số 3(720) .- Tr.16-18 .- 658

Nêu mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã coi việc thúc đẩy khởi nghiệp là động lực để tăng trưởng kinh tế, trong đó nhấn mạnh, giáo dục và đào tạo khởi nghiệp (GD&ĐTKN) cần được tích hợp vào hệ thống giáo dục, phải coi nó là “thực tiễn sáng tạo, giúp tìm tòi và hành động dựa trên những cơ hội để tạo ra giá trị”. Thông qua tìm hiểu về hoạt động GD&ĐTKN ở một số quốc gia, tác giả cho rằng, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển GD&ĐTKN cấp quốc gia, giúp khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho giới trẻ, góp phần sớm đưa nước ta trở thành “Quốc gia khởi nghiệp”.