CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2471 Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam / Phan Thị Thanh Mai // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 58 – 69 .- 340
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính phổ biến trong tố tụng hình sự Việt Nam. Cùng với biện pháp ngăn chặn tạm giam, biện pháp này đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam ít được nghiên cứu một cách độc lập. Để góp phần phát huy hơn nữa hiệu quả của biện pháp ngăn chặn này, bài viết phân tích những bất cập trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bắt bị can, bị cáo để tạm giam và kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp này.
2472 Pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam và phương hướng hoàn thiện / Phạm Ngọc Thắng // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 70 – 83 .- 340
Bài viết phân tích khái niệm, đặc điểm của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật, đồng thời chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, bài viết đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, đó là sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định của Chính phủ số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, hướng tới việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành luật về theo dõi thi hành pháp luật.
2473 Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Nguyễn Đức Việt // Luật học .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 84 – 100 .- 340
Việc tiếp tục bổ sung quy định về pháp luật áp dụng với quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là hết sức cần thiết. Trong quá trình đó, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế có thể gợi mở cho các nhà lập pháp Việt Nam những định hướng có giá trị trong việc đặt ra các quy định đặc thù, các hệ thuộc luật bổ sung cho quy định mang tính nguyên tắc tại Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015.
2474 Những vướng mắc khi thực hiện Luật thi hành án dân sự / Lê Văn Sua // Luật học .- 2019 .- Số 4 .- Tr. 43 – 49 .- 340
Bài viết trình bày khái quát về những đặc trưng cơ bản của thị trường pháp lý ở Việt Nam, từ đó gợi ý một số chiến lược cạnh tranh mà các luật sư điều hành có thể tham khảo. Đồng thời đưa ra một số sai lầm chiến lược khi các luật sư điều hành cần phải tránh trong con đường lãnh đạo, tổ chức hành nghề luật của mình.
2475 Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra / Phan Vũ // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 39 – 48 .- 340
Bài viết tập trung nghiên cứu lịch sử ra đời của hợp đồng thông minh, sự phục hưng của khái niệm này gắn liền với công nghệ chuỗi khối, những vấn đề pháp lý đặt ra đối với hợp đồng thông minh trong giai đoạn hiện nay, hướng tới xây dựng khung pháp lý cho sự tồn tại và phát triển hợp đồng thông minh ở Việt Nam.
2476 Pháp luật về công ty hợp vốn đơn giản tại một số quốc gia – So sánh với Việt Nam / Nguyễn Vinh Hưng // Luật học .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 49 – 57 .- 340
Bài viết nghiên cứu các vấn đề pháp lý của công ty hợp vốn đơn giản tại một số quốc gia và so sánh với quy định tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, bài viết chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật và đề xuất một số kiến nghị.
2477 Hoàn thiện quy định về trách nhiệm công vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính / Nguyễn Mạnh Hùng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 9 – 14 .- 340
Nêu lên quan niệm về trách nhiệm công vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính; Trách nhiệm công vụ của người bị kiện trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành và giải pháp hoàn thiện.
2478 Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống – Thực tế áp dụng và kiến nghị hoàn thiện / Trần Vũ Hải // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 24 – 31 .- 340
Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung và thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống nói riêng hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, cần được hoàn thiện từ cơ sở thuế cho đến phương thức đánh thuế. Cơ sở thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống hiện nay còn quá hẹp, trong khi cần phải mở rộng việc đánh thuế đối với nước ngọt và đánh thuế tại khâu lưu thông, bổ sung phương thức đánh thuế theo thuế suất cố định, đánh thuế thông qua tem thuế và miễn thuế đối với trường hợp có doanh thu thấp.
2479 Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ luật so sánh / Đoàn Thị Phương Diệp // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 32 – 38 .- 340
Trên cơ sở phân tích sơ bộ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và trên cơ sở phân tích so sánh với hai hệ thống pháp luật tương đối có nhiều tương đồng của Việt Nam (về nguồn gốc, lịch sử và về văn hóa), sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động khi xảy ra tranh chấp, đồng thời tiến tới xây dựng một hệ thống tố tụng hợp lý.
2480 Những hạn chế trong tuyển dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số kiến nghị / Đinh Duy Bằng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 39 – 45 .- 340
Việc tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chung của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nhiều quy định về tuyển dụng lao động nước ngoài còn thiếu chặt chẽ, thiếu nhất quán, còn định tính chung chung và chưa thể hiện rõ chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, cơ chế hạn chế lao động phổ thông nước ngoài đến Việt Nam cũng như việc bảo hộ hiệu quả nguồn lao động phổ thông trong nước chưa được thực thi hiệu quả. Do đó, cần sớm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lao động nước ngoài.