CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2221 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra từ góc nhìn pháp luật so sánh / Nguyễn Thị Phương Châm // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 05 (405) .- Tr.55 – 63 .- 340

Bài viết trình bày bản chất pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra dưới góc nhìn pháp luật so sánh từ lý luận đến thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Đức và Nhật Bản và đưa ra những đánh giá về những vướng mắc, tồn tại của pháp luật Việt Nam hiện nay và đề xuất hướng hoàn thiện.

2222 Một số điểm mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động năm 2019 / Lê Đình Quảng // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 (2020) .- Tr.40 – 43 .- 340

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong các chế định quan trọng của pháp luật lao động. Kế thừa quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 đã ghi nhận nhiều điểm mới, tiến bộ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Việc xây dựng và ban hành các quy định này tạo thành tạo hàng lang pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số điểm mới về vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của Bộ luật Lao động năm 2019 trong mối tương quan so sánh với Bộ luật Lao động năm 2012.

2223 Khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua / Nguyễn Thị Hạnh // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.16 – 23 .- 340

Quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật quan trọng của pháp luật dân sự; được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, BLDS năm 2005 và tiếp tục được thừa kế, phát triển trong BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, tạo cơ sở pháp lý cho các chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình khi sử dụng bất động sản liền kề; tạo điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu có thể khai thác hiệu quả tối đa công dụng của tài sản. Tuy nhiên từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề cho thấy vẫn còn có khó khăn, vướng mắc, thiếu thống nhất. Trong đó, một loại tranh chấp chiếm tỷ lệ lớn trong các tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề là tranh chấp quyền về lối đi qua. Bài viết trao đổi về khái niệm quyền đối với bất động sản liền kề và vướng mắc từ thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc nêu trên.

2224 Giải pháp thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch tại Việt Nam / Đoàn Văn Bình // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.24 – 33 .- 340

Thị trường bất động sản du lịch tại Việt Nam đã hình thành và có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy chính sách thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản du lịch là giải pháp quan trọng giúp thị trường phát triển nhanh và bền vững. Bài viết phân tích về tiềm năng của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, kinh nghiệm thu hút người nước ngoài đầu tư vào phân khúc thị trường này tại một số nước và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch Việt Nam, tạo thêm động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.

2225 Một số điểm mới trong bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 / Lê Mai Anh, Tống Thị Thanh Thanh // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.47 – 53 .- 340

Bộ quy tắc năm 2019 chứa đựng các giá trị chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, đồng thời là căn cứ để giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý kỹ luật đối với luất sư, áp dụng trong phạm vị tổ chức xã hội, nghề nghiệp luật sư. Bài viết cập nhật những thay đổi cơ bản của Bộ quy tắc năm 2019 để ứng dụng vào chương trình đào tạo nghề Luật sư tại Học viện Tư pháp.

2226 Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự của Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) / Hoàng Minh Đức // Nghề luật .- 2020 .- Số 4 (2020) .- Tr.78 – 82 .- 340

Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc nhất định cần phải nghiên cứu khắc phục. Bài viết tập trung phân tích tình hình tội phạm liên quan đến cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, thực tiễn công tác điều tra, xỷ lý, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

2227 Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước / Đinh Dũng Sỹ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 01 (401) .- Tr.3 – 10 .- 340

Sau chặng đường đổi mới kể từ năm 1986, hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn đó những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, như tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẩn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao. Trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện tổng kết 02 nghị quyết của Bộ chính trị: Nghị quyết 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp, cần có những đánh giá tổng quát về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam như hiện nay, từ đó thấy được những thành quả cũng như xác định những mục tiêu, định hướng mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới.

2228 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 01 (401) .- Tr.17 – 26 .- 340

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những nội dung quan trọng nhất của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Hiện nay, các quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện.

2229 Sửa đổi luật đất đai để bảo vệ tốt hơn quyền tài sản của các chủ sử dụng đất / Phạm Duy Nghĩa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 02+03 (402+403) .- Tr.48 – 55 .- 340

Luật Đất đai năm 2013 đang được xem xét sửa đổi. Bài viết dưới đây nhìn lại quá trình du nhập và quá trình các nhà làm luật nước ta từng bước cụ thể hoá quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai; chỉ ra những điều chưa rõ ràng của chế độ sở hữu và đưa ra một vài gợi ý chính sách – pháp luật có thể cần được xem xét trong thời gian tới.

2230 Tự do hoá dịch vụ phân phối tại Việt Nam trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN / Nghĩa Lê Lý // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 04 (404) .- Tr.21 – 29 .- 340

Theo danh mục phân loại các ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được xác định bao gồm 5 phân ngành là dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ địa lý uỷ quyền/ uỷ thác, nhượng quyền/ cấp đặc quyền kinh doanh và “loại khác”. Khi thực hiện đàm phán, ký kết và thực thi các gói cam kết trong Hiệp định khung về dịch vụ AFAS, Việt Nam đã có những cam kết tự do hoá dịch vụ trong lĩnh vực này. Mặc dù so với một số nước thành viên ASEAN, mức độ mở cửa của Việt Nam là rộng mở nhưng so với cam kết tương tự trong WTO vẫn chưa có sự đột phá sâu sắc nào. Do vậy, vẫn còn trông đợi sự biến chuyển lớn trong hệ thống pháp luật nhằm tạo tiền đề cho việc thực thi cam kết rộng mở hơn để đạt được lợi ích lâu dài trong khu vực.