CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2191 Đảm bảo quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam - thực trạng và các kiến nghị / Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương // .- 2019 .- Số 29 .- Tr. 34-41 .- 341.48

Quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số là một trong những quyền chứa đựng nhiều yếu tố đặc thù và phản ánh rõ nhát những yếu tố "riêng biệt" trong các quyền con người của người dân tộc thiểu số. Đảm bảo quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số đã được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Để thực hiện tốt hơn việc đảm bảo các quyền này, cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan nhà nước.

2192 Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của bộ luật dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ / Nguyễn Ngọc Điện, Đỗ Thị Bông // .- 2019 .- Số 20 .- Tr. 42-48 .- 346

Bộ luật Dân sự năm 2015 bao hàm những quy định khá đầy đủ về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hướng tập trung tháo gỡ những vướng mắc được ghi nhận từ thực tiễn. Tuy nhiên để bảo đảm cho các quy định trong bộ luật dân sự năm 2015 về chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng trên thực tiễn, đòi hỏi bộ luật dân sự năm 2015 cần được cụ thể hóa bằng một văn bản hướng dẫn thi hành.

2193 Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 18-31 .- 341.752

Trong quá trình hợp tác tác quốc tế, hệ thống các quy phạm điều chỉnh loại hình tranh chấp đầu tư quốc tế đã luôn được thay đổi theo hướng giới hạn hoặc mở rộng nghĩa vụ của nước tiếp nhận đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu của các thành viên trong hiệp định. Hay theo hướng giới hạn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán trong nước ở nước tiếp nhận đầu tư, hoặc trao quyền cho nhà đầu tư được khởi kiện ra trọng tài quốc tế. Riêng đối với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ISDS) giữ vị trí chủ đạo, được thiết kế theo mô hình truyền thống mô hình hiện đại.

2194 Hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt bổ sung trong xử phạt vi phạm hành chính / Nguyễn Nhật Khanh // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 37-47 .- 342

Phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thực xử phạt bổ sung được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính, chỉ ra một số bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

2195 Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên của bang Victoria (Úc) và mộ số gợi mở cho Việt Nam / Cao Vũ Minh, Nguyễn Đức Hiếu // .- 2019 .- Số 21 .- Tr. 59-64 .- 342

Theo luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Phân tích các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên của bang Victoria (Úc) và rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.

2196 Phương thức giải quyết tranh chấp trong mẫu điều kiện hợp đồng FIDIC và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam / Nguyễn Mai Linh // .- 2019 .- Số 22 .- Tr. 57-64 .- 340

Mẫu điều kiện hợp đồng FIDIC là một trong những hợp đồng mẫu điển hình được ban hành bởi Hiệp hội tư vấn kỹ sư quốc tế, được nhiều nhà đầu tư, nhà thầu, kỹ sư từ tất cả các quốc gia trên thế giới ưu chuộng và sử dụng. Hiện nay các dự án xây dựng có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng đều sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC, tuy nhiên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên trong hợp đồng thường bỏ qua một số điều khoản trong hợp đồng mẫu để đưa tranh chấp ra giải quyết trực tiếp bằng hình thức trọng tài. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có nhiều dự án xây dựng sử dụng mẫu điều kiện phiên bản mới 2017. Phiên bản mẫu điều kiện hợp đồng FIDIC có nhiều điểm mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế rủi ro và tranh chấp có thể xảy ra.

2197 Quyền tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - nhìn tư thực tiễn thành phố Cần Thơ / Phan Trung Hiền // .- 2019 .- Số 23 .- Tr. 48-55 .- 342.5970662

Thu hồi đất ở Việt Nam là một quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất bắt buộc từ người sử dụng sang nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sở địa phương. Trong trường hợp thu hồi đất mà không do lỗi của người sử dụng đất, điển hình là trường hợp vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thì vấn đề bồi thường hỗ trợ, tái định cư được đặt ra. Để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các bên: nhà nước, chủ đầu tư và người dân có đất bị thu hồi, bảo đảm tính dân chủ, thực thi quyền giám sát của người dân có đất bị thu hồi, việc tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là rất quan trọng.

2198 Tăng cường sự lãnh đạo của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đối với hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trong việc triển khai thực hiện nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị / Trương Thị Hồng Hà // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 27-33 .- 340

Tập trung phân tích những kết quả đạt được và hạn chế trong 15 triển khai thực hiện chiến lược cải cách tư pháp ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp và cải cách tư pháp trên địabàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.

2199 Quyền tự do ngôn luận và đấu tranh với quan điểm xuyên tạc quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam / Vũ Anh Tuấn // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 48-53 .- 340

Là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền tự do ngôn luận đã được pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam ghi nhận. Nhìn tổng thể, cho đến nay Việt Nam đã tạo lập được một khuôn khổ chính sách và pháp luật tương đối toàn diện, đồng bộ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về quyền tự do ngôn luận. Điều này không chỉ tạo ra môi trường cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, mà còn có khả năng kiểm soát, ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền này với động cơ chính trị và mục đích cá nhân không lành mạnh.

2200 Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân theo pháp luật hình sự Việt Nam: Một sổ vấn đề cần hoàn thiện / Kinh Thị Tuyết // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Tr. 8-13 .- 345

Pháp nhân thương mại, chủ thể khá quen thuộc của Luật Thương mại, Dân sự, nhưng không được xem là phủ thể của Luật Hình sự theo các văn bản trước đây xuất phát từ quan điểm cho rằng tội phạm phải là cá nhân. Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2017) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi quy định thêm một chủ thể mới là tộị phạm - Pháp nhân thương mại. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường hiện nay và thông lệ quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế, áp dụng những quy định này không phải là việc dễ dàng. Bài viết bàn về tính cần thiết quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, những quy định hiện hành và một số vấn đề cần hoàn thiện chế định này.