CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2181 Quyền tự do ngôn luận và đấu tranh với quan điểm xuyên tạc quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam / Vũ Anh Tuấn // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 48-53 .- 340

Là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền tự do ngôn luận đã được pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam ghi nhận. Nhìn tổng thể, cho đến nay Việt Nam đã tạo lập được một khuôn khổ chính sách và pháp luật tương đối toàn diện, đồng bộ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về quyền tự do ngôn luận. Điều này không chỉ tạo ra môi trường cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, mà còn có khả năng kiểm soát, ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền này với động cơ chính trị và mục đích cá nhân không lành mạnh.

2182 Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân theo pháp luật hình sự Việt Nam: Một sổ vấn đề cần hoàn thiện / Kinh Thị Tuyết // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Tr. 8-13 .- 345

Pháp nhân thương mại, chủ thể khá quen thuộc của Luật Thương mại, Dân sự, nhưng không được xem là phủ thể của Luật Hình sự theo các văn bản trước đây xuất phát từ quan điểm cho rằng tội phạm phải là cá nhân. Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2017) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi quy định thêm một chủ thể mới là tộị phạm - Pháp nhân thương mại. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường hiện nay và thông lệ quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế, áp dụng những quy định này không phải là việc dễ dàng. Bài viết bàn về tính cần thiết quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, những quy định hiện hành và một số vấn đề cần hoàn thiện chế định này.

2183 Tiếp cận công lý theo quan điểm của Liên hợp quốc / Hoàng Thị Bích Ngọc, Vũ Công Giao // .- 2019 .- Số 14 .- Tr. 21-27 .- 340

Tiếp cận công lý theo quan điểm của Liên hợp quốc (LHQ) vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là phương tiện để thực hiện các quyền con người khác. Bài viết đi sâu tìm hiểu về khái niệm của tiếp cận công lý dưới góc nhìn của LHQ và mốì liên hệ giữa tiếp cận công lý với các mối quan tâm khác của LHQ như là nhà nước pháp quyền và quyền con người, từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện tiếp cận công lý có hiệu quả.

2184 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân hiện nay / Nguyễn Hữu Thành // .- 2019 .- Số 14 .- Tr. 28-33 .- 343.597 08

Bài viết bàn về tranh chấp hợp đồng tại Tòa án nhân dân hiện nay. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp rất phổ biến hiện nay trong một nền kinh tế phát triển nhanh như ở nước ta. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó giải quyết tranh chấp tại tòa án là phương thức cuối cùng của các bên trong quan hệ tranh chấp lựa chọn để giải quyết, khi tất cả các phựơng thức giải quyết khác đều không có hiệu quả. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng; tín dụng tại tòa án bao gồm Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Các tổ chức tín dụng; các nghị định; thông tư hướng dẫn cùng rất nhiều các văn bản pháp luật liên quan. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế. cần xây dựng những giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án hiện nay.

2185 Định giá tài sản góp vốn thành lập công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014: Một số bình luận / Nguyễn Quý Trọng, Đặng Văn Hiệp // .- 2019 .- Số 14 .- Tr. 34-42 .- 343.07 597

Bài viết phân tích, đánh giá và bình luận những vấn đề cơ bản về tài sản góp vốn, định giá tài sản gốp vốn khi thành lập công ty trên phương diện lý luận và thực tiễn thi hành. Đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của sự hạn chế bất cập về tài sản góp vốn, định giá tài sản góp vốn ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tài sản góp vốn, định giá tài sản góp vốn trong giai đoạn hiện nay.

2186 Quy định về tên của công dân Việt Nam trong bộ luật dân sự năm 2015 nhìn dưới góc độ hộ tịch có yếu tố nước ngoài / Vũ Đoàn Kết, Lý Vân Anh // .- 2019 .- Số 18 .- Tr. 39-43 .- 346

Quy định về tên của công dân Việt Nam trong bộ luật dân sự năm 2015 nhìn dưới góc độ hộ tịch có yếu tố nước ngoài . Trong thực tiễn, quy định mới này có thể gây ra những vướn mắc khi thực hiện, đặt biệt là đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài vốn đang ngày càng trở nên phổ biến dưới tác động của quá trình hội nhập quốc tế

2187 Quyền khởi kiện, thời hiệu, căn cứ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp / Nguyễn Thùy Trang, Võ Văn Bình // .- 2019 .- Số 18 .- Tr. 44-52 .- 346.597 043

Bài viết tập trung bình luận, phân tích các vướng mắc và đề xuất hoàn thiện pháp luật đặt ra trong vụ án, gồm: quyền khởi kiện, thời hiệu khởi kiện vụ án liên quan đến yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và căn cứ thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

2188 Kiến nghị hoàn thiện quy định về xử phạt hành chính đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh công cộng / Trương Thị Tú Mỹ // .- 2019 .- Số 18 .- Tr. 53-58 .- 342.59706

Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì xử phát hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh công cộng, đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.

2189 Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo tinh thần của luật tiếp cận thông tin năm 2016 / Phí Thị Thanh Tuyền // .- 2019 .- Số 17 .- Tr. 12-16 .- 342.5970662

Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt, quyết định sự ổn định chính trị của mối quốc gia. Trong xã hội hiện đại, có thể thấy, việc công khai thông tin sẽ làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin của người dân vào các cơ quan công quyền, còn che giấu thông tin sẽ tạo hiệu ứng ngược lại. Vì vậy, công khai thông tin cần phải được coi là một ưu tiên của các cơ quan công quyền ở các quốc gia nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng. Đề cập tới một số nội dung cơ bản, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý của quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

2190 Người lập di chúc và điều kiện luật định đối với người lập di chúc / Hoàng Thị Loan // .- 2020 .- Số 17 .- Tr. 44-52 .- 346

Quy định của pháp luật về người lập di chúc là một trong các yếu tố quyết định tới tính hợp pháp của di chúc. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có các quy định đối với điều kiện về người lập di chúc. Về cơ bản, các quy định đối cới điều kiện này đều kế thừa từ các văn bản pháp luật trước đó. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi, bổ sung bộ luật Dân sự năm 2005, một số bất cập, thiếu sót về người lập di chúc vẫn chưa được hoàn thiện.