CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
1851 Phán quyết và thực thi phán quyết trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: SO sánh EVIPA và các hiệp định đầu tư khác / Trịnh Hải Yến, Vũ Thùy Dương // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.94 – 105 .- 340
Bài viết xem xét các quy định về phán quyết và vấn đề thực thi phán quyết trong tranh chấp đầu tư quốc tế trên phương diện các điều ước quốc tế và các quy định nội luật của Việt Nam, từ đó nhận thấy đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề thực thi phán quyết ISDS chủ yếu chỉ được điều chỉnh bởi công ước New York 1958 trong khi quy định luật pháp quốc gia vẫn chưa rõ ràng.
1852 Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ - Một số vấn đề về pháp luật và thực tiễn thực hiện / Nguyễn Thị An Na // Nghề luật .- 2020 .- Số 1 .- Tr.3 – 8 .- 340
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một trong những biện pháp thường được các bên liên quan lựa chọn khi giao kết hợp đồng. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề về áp dụng pháp luật và thực tiễn thực hiện giải quyết tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất hoàn thiện.
1853 Chính sách pháp luật về phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay / Lê Văn Gấm // .- 2020 .- Số 573 .- Tr.79 - 81 .- 340
Vấn đề tệ nạn ma tuý - mại dâm - HIV/AIDS - trộm cướp - buôn lậu đang diễn ra khắp nơi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang ngày càng trở nên phức tạp, và ở địa bàn tỉnh Bình Dương cũng không ngoại lệ. Do đó, thời gian qua tỉnh Bình Dương đã có nhiều nổ lực trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma tuý để đảm bảo trật tự trị an cho xã hội. Tuy nhiên, tình hình tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng có sự diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến các quan hệ xã hội. Bài viết tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của chính sách dự phòng, chống ma tuý; thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống ma tuý ở tỉnh Bình Dương hiện nay.
1854 Các nguyên lý xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân hiệu quả và công bằng và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Anh Phong // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.49 - 51 .- 340
TThuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những sắc thuế quan trọng trong nguồn thu ở các quốc gia phát triển nhưng có cũng là loại thuế gây tranh cãi nhiều bởi vì bản chất nó là thuế trực thu, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và phúc lợi của công dân. Thuế TNCN ở Việt Nam mặc dù ra đời và qua các lần chỉnh sửa nhưng vẫn còn bất cập nhất là làm sao đảm bảo được cả tính hiệu quả và công bằng. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến các nguyên lý để xây dựng luật thuế TNCN hướng đến tính hiệu quả, công bằng, phân tích những hạn chế và đưa ra các khuyến nghị để điều chỉnh luật thuế TNCN ở nước ta trong thời gian tới mục tiêu hướng đến là làm sao vừa đảm bảo được cả tính hiệu quả và vừa đảm bảo được cả tính công bằng.
1855 Một số vần đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, phát triển bền vững thị trường / Nguyễn Văn Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.44 - 46 .- 340
Vi phạm pháp luật chứng khoán là các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm qui định của Luật chứng khoán và qui định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK). Mặc dù đã có nhiều chế tài, song trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán khá đa dạng. Bài viết khái quát thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, từ đó góp phần quan trọng trong bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, phát triển bền vững thị trường.
1856 Giới hạn của pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam / Trương Hồng Quang // Luật học .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 3 – 14 .- 340
Về bản chất, pháp luật là công cụ quan trọng, chủ yếu để quản lý nhà nước và xã hội. Vì vậy, tinh thần thượng tôn pháp luật luôn được đề cao, đặc biệt trong nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, pháp luật phải có giới hạn (điểm dừng) hợp lý và không phải quan hệ xã hội hay vấn đề nào cũng cần được pháp luật diều chỉnh. Thông qua việc luận giải vấn đề giới hạn của pháp luật và phân tích, đánh giá một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn, bài viết gợi mở một số kiến nghị nhằm tiếp tục xác định giới hạn của pháp luật Việt Nam để hạn chế tình trạng vừa thừa, vừa thiếu dễ dẫn đến lạm dụng, lãng phí pháp luật.
1857 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan điều ước quốc tế về quyền con người / Lê Thị Anh Đào // Luật học .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 15 – 28 .- 340
Bài viết đánh giá tổng thế quá trình tăng cường hệ thống cơ quan điều ước về quyền con người hiện nay trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 68/268 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về tăng cường và thúc đẩy hoạt động hiện quả của hệ thống cơ quan điều ước, nhằm trả lời câu hỏi: Cần điều chỉnh và vận hành tốt hơn các biện pháp được thiết lập trong Nghị quyết hay cần kì vọng một cuộc “cải cách” với những thay đổi đáng kể về cấu trúc của hệ thống.
1858 Hài hòa hóa pháp luật trong phòng chống tội phạm công nghệ cao / Đỗ Quí Hoàng // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr. 29 – 40 .- 340
Bài viết phân tích quy định trong các văn kiện pháp lí quốc tế liên quan đến tội phạm công nghệ cao và vấn đề hoài hòa hóa pháp luật – một biện pháp để một mặt vẫn tôn trọng chủ quyền quốc gia nhưng đồng thời có thể hạn chế khoảng cách quá lớn giữa các quy định pháp luật các quốc gia, tạo điều kiện tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong ngăn ngừa, trừng phạt tội phạm. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn thực hiện hài hòa hóa pháp luật trong phòng chống tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam.
1859 Pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán / Lê Thị Thu Thủy // Luật học .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 55 – 68 .- 340
Hệ thống tài chính, ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là nạn rửa tiền đang trở thành vấn đề toàn cầu và thường được hợp pháp hóa bởi các giao dịch tài chính. Ở Việt Nam, mặc dù pháp luật đã có quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán song vẫn còn những điểm bất cập, cần được tiếp tục hoàn thiện. Bài viết làm rõ nguy cơ phát sinh hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán cũng như đặc thù của rửa tiền trong hai lĩnh vực này; đánh giá những bất cập và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán.
1860 Án lệ ở Anh và một số gợi mở cho việc công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam / Đặng Thị Hồng Tuyến, Bùi Thị Minh Tran // Luật học .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 69 – 80 .- 340
Bài viết làm rõ một số nội dung liên quan đến án lệ, cách hiểu về thuật ngữ “án lệ” ở Anh; lí giải tại sao cần áp dụng án lệ; nguyên tắc áp dụng tiền lệ pháp; những thay đổi trong nội dung của nguyên tắc này và vấn đề hiệu lực của án lệ ở Anh từ khi ra đời cho đến nay. Bài viết cũng phân tích quy trình công bố án lệ ở Anh, trong đó đặc biệt là quá trình hình thành các tuyển tập án lệ - nơi tập hợp, lưu trữ các bản án được coi là án lệ, qua đó phần nào lí giải được bề dày lịch sử phát triển của án lệ ở Anh, từ đó có một số gợi mở cho quy trình công bố án lệ ở Việt Nam.