CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
1871 Chính sách công nghiệp và chính sách, pháp luật cạnh tranh / Đặng Công Tráng // Khoa học và Công nghệ (Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh) .- 2020 .- Số 43A .- Tr. 19-24 .- 340

Khảo sát mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và chính sách, pháp luật cạnh tranh. Từ đó đưa ra một số đánh giá về tác động và hiệu quả thực thi các quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 từ góc độ tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

1872 Bàn về thí điểm hợp nhất cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan kiểm tra Đảng / Phạm Thị Huệ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (423) .- Tr. 37 – 43 .- 340

Thí điểm hợp nhất cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan kiểm tra đảng nằm trong chủ trương chung của Đảng về hợp nhất cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn thuộc UBND có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện với mục đích đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động. Qua 3 năm thực hiện, việc thí điểm hợp nhất cơ quan thanh tra nhà nước với cơ quan kiểm tra đảng đã và đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần phải nghiên cứu, tổng kết để đề ra giải pháp cho vấn đề này ở cả khía cạnh lý luận và thực tiễn.

1873 Phát huy vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (421) .- Tr. 31 – 36 .- 340

Thực tiễn ở Việt Nam những năm vừa qua cho thấy, đa số các vụ việc tham nhũng lớn là do báo chí phát hiện, đưa tin, sau đó các cơ quan điều tra mới vào cuộc. Một câu hỏi lớn đặt ra là vai trò của báo chí được nhìn nhận như thế nào? Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng đã đầy đủ, toàn diện, phù hợp với thực tiễn chưa và cần phải có những giải pháp nào để phát huy vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng? Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về vai trò của cơ quan báo chí, nhà báo trong phòng, chống tham nhũng; tìm hiểu, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng.

1874 Thực trạng đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng Luật ở nước ta và một số kiến nghị / Lê Tuấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (421) .- Tr. 43 – 51 .- 340

Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật là hoạt động rất quan trọng để bảo đảm chất lượng của các dự án luật, đặc biệt là tính khả thi của các quy định, phù hợp với mục tiêu giải quyết những vấn đề đặt ra của thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích quy định của pháp luật về nội dung, chủ thể, phương pháp, tiêu chí và điều kiện kinh phí cho công tác đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật; khảo sát, tổng hợp tình hình thực tế thông qua 37 báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong các đề nghị xây dựng luật từ năm 2017 đến nay và đưa ra một số kiến nghị.

1875 Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam / Lê Tuấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (423) .- Tr. 52 – 59 .- 340

Công chức có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của cơ quan, tổ chức, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của chế độ, của đất nước. Cũng bởi tầm quan trọng như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ công chức, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng họ có đủ tài, đức, đủ năng lực tổ chức và biết cách tổ chức thực hiện chính xác, hiệu quả mọi nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được giao.

1876 Kiến nghị một số nội dung về cơ chế thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội / Vũ Văn Huân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 23 (423) .- Tr. 60 – 64 .- 340

Lựa chọn và xây dựng mô hình chính quyền phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và mục tiêu phát triển đặc thù là yêu cầu chính đáng của mỗi địa phương. Vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, không chỉ đơn thuần là việc ban hành văn bản pháp luật, mà quan trọng hơn cả là tạo được cơ chế thực hiện để phát huy sự riêng biệt nhưng hiệu quả giữa các mô hình. Trong thời điểm Chính phủ đang dự thảo và lấy ý kiến vào Nghị định hướng dẫn thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Bài viết đặt ra một số vấn đề cần làm rõ và các đề xuất mang tính gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện đó.

1877 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Tuyết Mai // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 8 – 15 .- 340

Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý xã hội đáp ứng mục tiêu bảo vệ và phát triển đất nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là đòi hỏi cấp bách. Sự quan tâm sâu sắc của Hồ Chí Minh, cả trên phương diện lý luận lẫn tổ chức thực tiễn, để lại những chỉ dẫn rất giá trị, có tính chất nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam, soi đường thắng lợi cho xây dựng pháp luật ở Việt Nam.

1878 Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục theo Luật Giáo dục năm 2019 / Lê Văn Tranh, Nguyễn Duy Trinh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 16 – 21 .- 340

Bài viết đề cập đến hàng lang pháp lý, nêu lên một số thuận lợi, khó khăn của quá trình xã hội hoá giáo dục đối với trường ngoài công lập trong hệ thống giáo dục, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngoài công lập để góp phần đưa mục tiêu “dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục và đào tạo” thành một trong các động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội.

1879 Góp ý xây dựng nghị định quy định chi tiết về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ / Nguyễn Ngọc Điện // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 22 – 28. .- 340

Chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 được nhìn nhận là kết quả của sự kế thừa Bộ luật Dân sự năm 2005 và việc vận dụng kinh nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên, ở góc nhìn thực tiễn, kết quả này chưa đáp ứng được kỳ vọng. Hơn nữa, một số luật chuyên ngành như luật đất đai, luật nhà ở, ... quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo những cách thức khác nhau và ít nhiều có mâu thuẫn với Bộ luật Dân sự, gây khó khăn cho việc thực thi khung pháp lý của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong bối cảnh đó, yêu cầu được đặt ra là cần xác định những nội dung của Nghị định quy định chi tiết về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhằm thực thi có hiệu quả chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS năm 2015.

1880 Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục Đại học công lập / Thái Thị Tuyết Dung // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 24 (424) .- Tr. 29 – 33 .- 340

Xử lý kỷ luật được xem là một giải pháp hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm kỷ luật của viên chức nhằm duy trì trật tự và bảo đảm hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, sự thay đổi của pháp luật đã làm phát sinh các vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến việc xử lý kỷ luật viên chức. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh pháp lý về việc xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập và chỉ ra một số bất cập cần hoàn thiện. Từ khóa: .